Năm 2023, nước ta thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh tỉnh hình quốc tế diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, nhất là tác động của cuộc xung đột Nga - Ukraine; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt; xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng; tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp, cầu tiêu dùng còn yếu; lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia; giá trị đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá so với đồng USD; rủi ro về tài chính, tiền tệ, nợ công, bất động sản, an ninh năng lượng, lương thực gia tăng. Tình trạng thời tiết cực đoan, thiên tại, bão lũ, hạn hán diễn biến khó lương, phạm vi rộng, ảnh hưởng nặng nề đến các quốc gia và khu vực....
Ở trong nước, nền kinh tế đã có bước phục hồi nhờ các giải pháp đồng bộ như ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách các thủ tục hành chính, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số... Nhờ những giải pháp tích cực, đồng bộ nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhất là cho sản xuất và mở rộng thị trưởng xuất khẩu nên sản xuất công nghiệp và xuất khẩu những tháng cuối năm
trên địa bàn tỉnh đã có những tín hiệu tích cực và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận trong năm 2023.
I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu ngành Công Thương năm 2023
Theo báo cáo của Sở Công Thương số 4577/BC-SCT ngày 27 tháng 12 năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023 ước tăng 6,92% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch 9,5%). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2023 ước đạt 68.840,48 tỷ đồng (đạt 63,04% kế hoạch), tăng 13,12% so với cùng kỳ. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2023 ước đạt 11,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu ước đạt 6,9 tỷ USD (đạt 97,1% kế hoạch), giảm 2,02%; nhập khẩu năm 2023 ước 4,3 tỷ USD (đạt 79,24%), giảm 15,68%. Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đến nay đạt 99,97%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 99,97%. Ước thực hiện năm 2023 đạt 99,97%, trong đó tỷ lệ hộ sử dụng điện nông thôn đạt 99,97%.
Phát triển hạ tầng cụm công nghiệp (CCN): Trên địa bàn tỉnh có 72 CCN được quy hoạch với tổng diện tích là 1.808 hạ. Về thu hút nhà đầu tư vào CCN: Trong năm 2023, thu hút được 01 dự án thứ cấp, lũy kể thu hút 646 dự án với tổng diện tích đất đã cho thuê là 603,14 ha. Tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp hoạt động 83,62% (tính trên diện tích đất thương phẩm đã hoàn chỉnh hạ tầng). Hiện nay có khoảng 400 doanh nghiệp đang hoạt động với số lượng lao động khoảng 29.000 người.
Phát triển hạ tầng điện: Hiện nay trên địa bàn tỉnh hệ thống lưới điện trung thế 22 KV đã phủ khắp các xã, phường, thị trấn. Hệ thống lưới điện cơ bản đáp ứng được sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Số lượng trạm biến áp 22-15/0,4 kV có khoảng 21.231 trạm công suất 5.394 MVA (gồm cả ngành điện và khách hàng). Lưới điện 500KV có 221,227km; lưới điện 220kV có 172,195Km; lưới điện 110kV có 543,77km và có 5.347,91km đường dây trung thế, có 5.004,97km đường dây hạ thế.
- Dự án năng lượng tái tạo: Đến nay đã có 08 dự án Nhà máy điện hoàn thành và phát điện thương mại (Tổng công suất 440,1MWp); 01 dự án đang triển khai đầu tư xây dựng (nhà máy điện mặt trờiTTC Đức Huệ 2, công suất 49MWp).
- Dự án Điện mặt trời áp mái: Lũy kế đến nay, ngành điện đã nghiệm thu đóng điện và ký kết hợp đồng mua bán điện được 2.582 khách hàng, với tổng công suất 510 MWp.
- Dự án Nhà máy nhiệt điện LNG Long An I, II (Cần Giuộc): Đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tổng công suất 3.000MW (hiện đã được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo - Bộ Công Thương thông báo kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng Dự án nhà máy nhiệt điện LNG Long An I và Long An II (1850/ĐL-NĐ&ĐHN ngày 22/9/2023)); nhà máy điện LNG Long An I dự kiến ký hợp đồng và khởi công dự án muộn nhất là Quý III/2024 và vận hành giai đoạn 2025-2030; nhà máy điện LNG Long An II vận hành giai đoan 2031-2035.
Phát triển hạ tầng thương mại: Trong năm 2023 có 38 của hàng tiện ích đi vào hoạt động. Tính đến nay, toàn tỉnh có 125 chợ (có 18 chợ do tư nhân đầu tư); có 07 siêu thị (có 04 siêu thị kinh doanh tổng hợp, 03 siêu thị điện máy); 01 Trung tâm thương mại Vincom Plaza (thuộc Tập đoàn Vingroup), có 279 cửa hàng tiện ích"; 477 cửa hàng kinh doanh xăng dầu; 03 kho xăng dầu; 19 thương nhân kinh doanh mua bán LPG; 02 dự án Logistics đi vào hoạt động; 03 thương nhân bán buôn rượu; 12 thương nhân bán buôn thuốc lá cung cấp đa dạng các hàng hóa, dịch vụ, góp phần phát triển hệ thống bán lẻ, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân, khách tham quan du lịch.
II. Đánh giá chung:
Năm 2023, ngành Công Thương Long An đã tập trung triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh Ủy, UBND tỉnh, đặc biệt là Nghị quyết số 49/NQ- TU của tỉnh ủy ngày 01/12/2022 của BCH Đảng bộ tỉnh về phương hướng và nhiệm vụ năm 2023 và các nhiệm vụ trọng tâm được giao theo quyết định số 152/QĐ - UBND tỉnh. Tuy nhiên, các chỉ tiêu của ngành Công Thương chưa đạt theo kế hoạch đề ra. Hoạt động thu hút đầu tư CCN và hạ tầng Logistics còn chậm do cơ chế đầu tư và quy định của pháp luật. Nguyên nhân: (1) Hoạt động sản xuất công nghiệp phục hồi tốt trong quý III/2023 (tăng 13% so với cùng kỳ năm trước) tuy nhiên, tốc độ tăng sản xuất công nghiệp chậm lại từ quý IV, các doanh nghiệp sản xuất đối mặt với việc sụt giảm đơn hàng đối với những ngành hàng xuất khẩu lớn như: (dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ…) doanh thu giảm, cắt giảm việc làm, giảm lao động. Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn, chi phí vốn tăng ảnh hướng đến sự phục hồi của sản xuất tăng nhanh, tỷ giá đồng USD tăng cao dẫn đến giá nhập khẩu nguyên liệu đầu vào tăng khiến chi phí vốn sản xuất của nhiều daonh nghiệp sản xuất tăng cao, giảm tính cạnh tranh về giá của sản phẩm xuất khẩu. (2) Ảnh hưởng khó khăn chung của tình hình trong nước và thế giới: chiến tranh giữa các nước, chi phí đầu vào và chi phí vân chuyển tăng, khó khăn về tài chính, nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô sản xuất.
III. Một số mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp năm 2024
1. Bối cảnh
Kế hoạch phát triển ngành công thương năm 2024 được xây dựng trong bối cảnh nhiều khó khăn, thách thức và thuận lợi đan xen. Thương mại toàn cầu dự báo tiếp tục phục hồi nhưng tiềm ẩn rủi ro đến hoạt động xuất nhập khẩu như: lạm phát trên thế giới, chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia, giá trị đồng tiền của nhiều quốc gia mất giá so với đồng USD. Năm 2024, tiền lương tối thiểu vùng tăng 6% sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu chung
Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng công nghiệp và thương mại ổn định, bền vững gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tái cơ cấu công nghiệp - thương mại theo hướng hiện đại, phát triển kinh tế xanh, bền vững và phát huy tối đa các tiềm năng lợi thế của tỉnh phù hợp với Đề án tái cơ cấu ngành công thương đến năm 2030; Phát triển kết cấu hạ tầng công nghiệp - thương mại đồng bộ, hợp lý, góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu ngành công thương năm 2024.
3. Mục tiêu cụ thể
Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 10,5%; Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 77.000 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ; Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 7,5 tỷ USD, tăng 8,69% so với cùng kỳ; Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5,4 tỷ USD, tăng 25,58% so với cùng kỳ; Tỷ lệ hộ sử dụng điện trên toàn tỉnh đạt 99,972%, tăng 0,003% so với củng kỳ.
4. Các giải pháp
* Lĩnh vực công nghiệp
Tham mưu xây dựng Kế hoạch quản lý, phát triển CCN trên địa bàn tỉnh năm 2024 và triển khai thực hiện, tổ chức thực hiện phương án phát triển CCN trên địa bàn tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Tăng cường công tác kiểm tra, theo dõi đôn đốc trong triển khai dự án CCN, đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng CCN. Tiếp tục giải quyết kiến nghị của nhà đầu tư thứ cấp trong CCN. Rà soát các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư hạ tầng cụm được phê duyệt quy hoạch trên địa bàn các huyện. Chủ trì hướng dẫn huyện và các nhà đầu tư thực hiện các thủ tục cần thiết để đầu tư hạ tầng các cụm mới được phê duyệt trong quy hoạch; Tham mưu triển khai thực hiện nhiệm vụ sản xuất và tiêu dùng bền vững trên địa bản; Phối hợp xây dựng và triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khuyển công; Triển khai thực hiện Kế hoạch kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024. Thực hiện các công tác bảo vệ môi trường theo lĩnh vực của ngành quản lý; Xây dựng Kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm ngành Công Thưởng. Tổ chức thẩm định điều kiện, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hóa chất và an toàn thực phẩm; Tham mưu thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hóa chất trên địa bàn tỉnh. Phối hợp thẩm tra, xác minh điều kiện an toàn kho lưu chứa hóa chất của các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất có trụ sở chính trên địa bàn các tỉnh, thành phố.
* Lĩnh vực năng lượng
Xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch điều hành cung ứng điện năm 2024; Phê duyệt danh sách khách hàng quan trọng năm 2024; Hỗ trợ phát triển hạ tầng điện, ưu tiên đầu tư các công trình quan trọng đáp ứng nhu cầu điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, nhất là cung cấp điện cho các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; vận động doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Xây dựng kế hoạch triển khai đầu tư dự án Nhà máy Nhiệt điện Long An I & II tại huyện Cần Giuộc và các dự án điện; Phối hợp với Điện lực Long An khảo sát các hộ chưa có điện trên địa bàn tỉnh.
* Lĩnh vực thương mại
Tiếp tục thực hiện kế hoạch triển khai Đề án phát triển thị trưởng trong nước gắn với thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Đề án Tái cơ cấu ngành công thương, Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản, Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng lưới phân phối nước ngoài, Đề án tiêu thụ hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh Long An. Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025; Kế hoạch phát triển logistics, Tham mưu UBND tỉnh chỉ thị Tết năm 2024; Xây dựng kế hoạch tạm trữ hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2023 và tết Nguyên đán năm 2024; Tổ chức Hội nghị kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp – Cụm Công nghiệp. Xây dựng Kế hoạch thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu năm 2024; Triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án phát triển kinh tế biên giới gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Long An năm 2024; Xây dựng kế hoạch xúc tiến thương mại năm 2024. Xây dựng Kế hoạch triển khai Nghị quyết 93/NQ-CP thay thế Kế hoạch số 99/KH-UBND phù hợp với tình hình hội nhập quốc tế hiện nay./.
Trần Thị Thúy Hằng
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT