ĐÀO TẠO

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Đào tạo

Những đóng góp mới trong Luận án Tiến sỹ của NCS. Mai Quỳnh Phương

04/03/2025

Tên đề tài: Phát triển xuất nhập khẩu bền vững của tỉnh Thanh Hóa

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại                                     

Mã ngành: 9.34.01.21

Họ tên nghiên cứu sinh: Mai Quỳnh Phương

Người hướng dẫn khoa học:  Hướng dẫn 1: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long

                                                  Hướng dẫn 2: TS. Lâm Tuấn Hưng

Cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

Những đóng góp mới của luận án:

Đóng góp về lý luận:

- Tổng hợp và hệ thống được khung cơ sở lý luận về phát triển xuất nhập khẩu bền vững của địa phương cấp tỉnh, gồm:

+ Khái niệm, nội hàm, nội dung về phát triển xuất nhập khẩu bền vững địa phương cấp tỉnh;

+ Bộ tiêu chí đánh giá phát triển xuất nhập khẩu bền vững địa phương cấp tỉnh với 03 nhóm tiêu chí chính và 22 tiêu chí cụ thể;

+ Các nhân tố ảnh hưởng phát triển xuất nhập khẩu bền vững địa phương cấp tỉnh gồm 06 yếu tố với 26 thang đo.

- Nghiên cứu được kinh nghiệm phát triển xuất nhập khẩu bền vững của một số địa phương khác ở trong nước để từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong phát triển xuất nhập khẩu bền vững của các địa phương cấp tỉnh, có ý nghĩa đối với tỉnh Thanh Hóa để tham khảo áp dụng trong phát triển xuất nhập khẩu bền vững.

Đóng góp về mặt thực tiễn:

- Phân tích được thực trạng phát triển xuất nhập khẩu bền vững của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 12 năm vừa qua (2012-2023) ở các khía cạnh:

+ Sự bền vững về kinh tế, sự bền vững về xã hội, sự bền vững về môi trường;

+ Những khó khăn của doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh Thanh Hóa dưới góc nhìn của chính doanh nghiệp xuất nhập khẩu và góc nhìn của các cán bộ quản lý Nhà nước;

+ Các nhân tố thật sự có ảnh hưởng và mức độ tác động nhiều/ít giữa các nhân tố này tới sự phát triển xuất nhập khẩu bền vững của tỉnh Thanh Hóa;

- Đánh giá chung về tính bền vững trong phát triển xuất nhập khẩu của tỉnh Thanh Hóa và chỉ ra được những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới;

- Đề xuất được những giải pháp khả thi cho tỉnh Thanh Hóa phát triển xuất nhập khẩu bền vững cho giai đoạn đến năm 2030 theo các khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường.

Các kết quả nghiên cứu về lý thuyết, thực tiễn sẽ cung cấp những luận cứ khoa học có giá trị tham khảo đối với cơ quan quản lý Nhà nước và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển xuất nhập khẩu bền vững trong thời gian tới.

Tài liệu đính kèm:

Báo cáo tổng hợp Luận án

Điểm mới của Luận án (Tiếng Việt - Tiếng Anh)

Tóm tắt Luận án (Tiếng Việt - Tiếng Anh)

Trích yếu Luận án.

Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương

BÀI VIẾT KHÁC