TIN TỨC

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Tin tức

Hội thảo Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng thép của Việt Nam

30/11/2023

Vào lúc 14h 00’ ngày 24 tháng 11 năm 2023tại tỉnh Quảng Ngãi, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương đã tổ chức Hội thảo “Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng Thép của Việt Nam” thuộc “Chuỗi hội thảo đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp nền tảng của Việt Nam”.

TS. Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng,Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương chủ trì buổi Hội thảo. TS. Nguyễn Văn Hội cho biết mặt hàng thép đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những mặt hàng công nghiệp nền tảng của Việt Nam. Trong những năm gần đây, ngành thép đã có sự phát triển mạnh mẽ về năng lực cũng như công nghệ. Năng lực sản xuất thép xây dựng trong nước khoảng 14 triệu tấn/ năm đảm bảo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu., Việt Nam đã sản xuấtthép phục vụ ngành cơ khí, chế tạo và đáp ứng được một phần thép cuộn cán nóng HRC (khoảng 8 triệu tấn/năm). Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay chưa sản xuất được các loại thép hợp kim. Bên cạnh các nhà máy xây dựng mới với công suất lớn, các nhà máy sản xuất phôi thép còn lại chủ yếu có công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, năng lực sản xuất thép còn nhiều hạn chế. Các sản phẩm thép sản xuất trong nước chưa thể cung cấp đủ nhu cầu thép cho toàn bộ nền kinh tế, phần lớn các nguyên liệu đầu vào để sản xuất thép phải nhập khẩu. Do vậy năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam chưa cao và phụ thuộc vào giá các nguyên liệu đầu vào trên thị trường thế giới.

Tiếp theo, TS. Vũ Quang Hùng, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thươngphát biểu khai mạc Hội thảo. Hiện nay,thép là ngành công nghiệp nền tảng, quan trọng và có tác động mạnh về nhiều mặt đến nền kinh tế Việt Nam, mặc dù ngành Thép Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh mới. Chính vì vậy với buổi hội thảo “Phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng Thép của Việt Nam” nhằm trao đổi, góp ý, tiếp nhận các ý kiến từ các nhà quản lý, các doanh nghiệp, các chuyên gia và nhà khoa học góp phần hoàn thiện trong quá trình xây dựng Chiến lược ngành Thép trong thời gian tới.

Tham dự hội thảo còn có đại diện lãnh đạo Sở Công Thương Quảng Ngãi, đại diện Cục Công Nghiệp Việt Nam, đại diện Cục phòng vệ Thương Mai, đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam cùng sự góp mặt của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực liên quan.

Thay mặt nhóm nghiên cứu ÔngLê Huy Khôi, Trưởng phòng - Phòng Quản lý khoa học và đào tạo, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương trình bày những kết quả chính đã đạt được của đề án “Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Về phía doanh nghiệp,Ông Ngô Đức Tuyên - Trưởng phòng công nghệ, Tập đoàn Hòa Phát trình bày tham luận tại hội thảo “ Định hướng phát triển Thép xanh Tập đoàn Hòa Phát” với 2 vấn đề chính gồm có(1)Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và ngành thép xuất khẩu gặp phải hàng rào kỹ thuật rất mạnh mẽ, khó khăn trong việc tìm thị trường xuất khẩu, trong khi đó các nước xuất khẩu vào Việt Nam không gặp phải những rào cản như vậy.Điều này dẫn đến nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu thép cũng như cạnh tranh với các nước khác trong xuất khẩu thép; (2)Quá trình sản xuất, chế biến gang thép tại doanh nghiệp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và một số định hướng phát triển trong tương lai.

Tiếp theo là các bài tham luận và ý kiến đóng góp của các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, Hiệp hội:

Ông Nguyễn Hữu Trường Hưng - Cục Phòng vệ Thương Mại đưa ra một số ý kiến với đặc điểm nội tại còn nhiều vấn đề khó khăn tồn đọng, hai nguồn nguyên liệu quan trọng nhất phải đi nhập khẩu từ quốc gia khác và chưa có năng lực sản xuất các sản phẩm Thép chất lượng cao. Ông Hưng cũng cho biết nhiều doanh nghiệp năng lực cạnh tranh cònthấp dẫn đến giảm hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh, do đó cần có những giải pháp phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay.

Bà Trương Thị Thu Hà đại diện Hiệp hội Thép Việt Nam  trình bày tham luận “Công nghiệp Thép Việt Nam hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh” với  nội dung lớn về Tổng quan ngành thép trong nền kinh tế và phát triển sản xuất thép hướng tới tăng trưởng bền vững.

Ông Bùi Nguyên Hải  - Sở công thương Quảng Ngãi đưa raý kiến về phát triển thép xanh và sự cần thiết trong việc hỗ trợ ngành Thép Việt Nam khi ngành Thép gặp thách thức lớn trong quá trình hướng đến phát triển xanh. Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon của Liên minh Châu Âu (CBAM) sẽ có sự tác động mang tính dài hạn đến ngành Thép Việt Nam trong tương lai. Các doanh nghiệp Thép cần chủ động chuyển đổi, thay đổi ngay từ hôm nay nhằm giảm thiểu carbon đồng thời nắm kĩ các quy định về giảm thải nhằm nắm bắt cơ hội mới, nâng cao hiệu quả kinh doanh, phát triển bền vững. Ngày 25/7/2022 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 888/QĐ-TTg 2022 đề án giải pháp triển khai kết quả về biến đổi khí hậu, Chính phủ cần thúc đẩy tín chỉ carbon trong nước, kết nối với các nước trong khu vực nhằm giúp đỡ cho doanh nghiệp trong nước phát triển.

Theo Ông Chu Hoàng Đức Anh -  Cục Công nghiệp trình bày và đưa ra một số góp ý cho hội thảo như việc cần có các biện pháp về mặt kĩ thuật và thống kê đầy đủ cho các sản phẩm ngành Thép. Bên cạnh đó, việc chuyển đổi công nghệ rất khó khăn và tốn kém, do đó cần định hướng mục tiêu ngắn hạn cụ thể, sau đó là mục tiêu dài hạn.

Ông Phạm Văn Đỉnh đại diện doanh nghiệp Tôn đông Á cho rằng đối với ngành Tôn vài năm gần đây xuất khẩu chiếm trên 50% cho thấy sự khó khăn trong việc cạnh tranh trong nước, đối với tôn sẽ hướng đến xuất khẩu, trong đó HRC là nguồn nguyên liệu chính. Định hướng trong thời gian tới cần áp dụng và tuân thủ cơ chế điều chỉnh biên giới carbon theo xu hướng phát triển của thế giới, sản xuất chuyên sâu hơn vào các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hợp tác cùng các doanh nghiệp, tập đoàn lớn để nghiên cứu các sản phẩm mới, phong phú đa dạng đáp ứng được trị trường trong và ngoài nước.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, TS. Nguyễn Văn Hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý, các đại biểu đến tham dựvà đã đưa ra những phân tích, đánh giá về những tác động đến phát triển sản xuất, phân phối và xuất khẩu các mặt hàng Thép của Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. Những ý kiến đóng góp trong Hội thảo sẽ là những tư liệu quý báu giúp cho việc xây dựng Chiến lược phát triển ngành Thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Một số hình ảnh tại hội thảo:

Trần Thị  Thu Hiền

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

TIN KHÁC