TIN TỨC

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Tin tức

Đoàn công tác khảo sát và làm việc tại các tỉnh miền Bắc, miền Nam thực hiện nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi ngành chế biến, chế tạo

04/12/2023

Trong khuôn khổ nhiệm vụ nghiên cứu “Điều tra, đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị ngành chế biến, chế tạo của Việt Nam”, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương đã tổ chức 02 đoàn công tác tại miền Bắc (Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh), 01 đoàn công tác tại miền Nam ( Thành phố Hồ CHí Minh, Bình Dương, Đồng Nai) .

Trong thời gian công tác, Đoàn đã làm việc với các Sở Công Thương, các doanh nghiệp trên địa bàn các tỉnh về tình hình hoạt động và phát triển của các ngành công nghiệp hỗ trợ thuộc lĩnh vực chế biến, chế tạo trong thời gian qua, tìm hiểu về các chính sách biện pháp các tỉnh đã áp dụng để phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ chế biến, chế tạo.

Đoàn cũng đã tổ chức các buổi tọa đàm, Hội thảo với các chuyên gia, các nhà quản lý, các doanh nghiệp nhằm trao đổi, thu thập các thông tin, số liệu phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Tại buổi hội thảo, các chuyên gia đều khẳng định việc tăng cường năng lực tham gia của các sản phẩm ngành công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi giá trị ngành chế biến, chế tạo là hết sức cần thiết và cấp bách trong bối cảnh Việt Nam đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Các nhà quản lý và doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng để nâng cao khả năng cạnh tranh quốc tế và tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu thì Việt Nam nói chung và các tĩnh nói riêng cần phát triển mạnh mẽ hơn nữa các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho ngành chế biến chế tạo.

Thông qua việc khảo sát, tổ chức Hội thảo, tọa đàm Đoàn công tác đã đạt được những những kết quả sau đây:

          - Phát triển công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu, là lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước và có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, công nghiệp hỗ trợ Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn sơ khai và còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, lắp ráp, đặc biệt là cung cấp linh kiện cho các doanh nghiệp, tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn các doanh nghiệp trên lĩnh vực này của nước ta có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực đầu tư, hấp thụ và đổi mới sản xuất. Trình độ nguồn nhân lực, đặc biệt là đội ngũ quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chế biến chế tạo còn hạn chế. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn lỏng lẻo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo chưa phong phú, chất lượng chưa cao.

          - Để ngành chế biến chế biến, chế tạo trở thành trụ cột tăng trưởng bền vững cần thiết phải có những chính sách, biện pháp mang tính đột phá để tạo ra nhiều sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có sức cạnh tranh cao, từ đó nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm chế tạo của Việt Nam.

          - Các tỉnh miền Bắc, miền Nam có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho lĩnh vực chế biến. Tuy nhiên, số lượng các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong chuỗi ngành công nghiệp chế biến chế tạo còn ít, sức cạnh tranh chưa cao, chưa có những doanh nghiệp lớn làm đầu tàu kết nối các doanh nghiệp nhỏ, sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, phụ thuộc ở mức độ lớn vào công nghệ. Bên cạnh đó, sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài còn lỏng lẻo, sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo chưa phong phú, chất lượng chưa cao.

- Hệ thống chính sách và pháp luật cho phát triển công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo hiện còn một số hạn chế bất cập... Để phát riển ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo, trước hết, cần hoàn thiện chính sách pháp luật, trong đó, rà soát, cập nhật và điều chỉnh danh mục các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo, ưu tiên phát triển phù hợp với thực tiễn như: cơ khí, phụ tùng ô-tô, dệt may, da giày, điện tử, v.v, bố trí nguồn lực phù hợp để tập trung phát triển các ngành công nghiệp nền tảng, nâng cao vị trí, vai trò và năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp tại địa phương; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi; tập trung thúc đẩy phát triển hệ thống doanh nghiệp công nghiệp, đặc biệt là phát triển các doanh nghiệp công nghiệp tư nhân trong nước trở thành một động lực quan trọng cho phát triển công nghiệp đất nước; phát triển nguồn nhân lực công nghiệp, thúc đẩy khoa học - công nghệ, khai thác hợp lý nguồn tài nguyên để phát triển các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo; phát triển chuỗi giá trị trong nước thông qua thu hút đầu tư hiệu quả và thúc đẩy kết nối kinh doanh, liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp, tập đoàn đa quốc gia; phát triển và bảo vệ thị trường nội địa; nâng cao năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo trong nước...

Một số hình ảnh của đoàn công tác: 

 

TS. Đặng Công Hiến

Phòng Quản lý khoa học và đào tạo - VIOIT

Lê Anh Tú

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại -VIOIT

TIN KHÁC