TIN TỨC

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Tin tức

Đoàn công tác của Viện khảo sát tại tỉnh Kiên Giang thực hiện nhiệm vụ “Xây dựng Chương trình Phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”

08/11/2024

Thực hiện Nhiệm vụ xây dựng “Chương trình Phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”, Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương đã thành lập đoàn công tác khảo sát tại tỉnh Kiên Giang từ ngày 28/10/2024 - 31/10/2024. Đoàn công tác do ông Lê Ngọc Bính - Phó trưởng phòng Nghiên cứu công nghiệp và năng lượng làm Trưởng đoàn. Các thành viên tham gia đoàn công tác còn có ông Hà Hải Long - Chủ nhiệm nhiệm vụ và các thành viên trong đoàn.

Đoàn công tác đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Kiên Giang; sau đó tham quan, trao đổi với các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may, da giầy trên địa bàn tỉnh về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh đối với ngành Dệt May, Da Giầy, các yếu tố tác động đến phát triển bền vững ngành Dệt May, Da Giầy và định hướng phát triển ngành Dệt May, Da Giầy trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn tới.

Tại Kiên Giang, có hai doanh nghiệp sản xuất Da Giầy chủ lực là Công ty Cổ phần Thái Bình Kiên Giang (thành viên của Tập đoàn TBS Group, tập đoàn hàng đầu trong ngành da giầy tại Việt Nam) và Công ty TNHH Tae Sung Rạch Giá của Hàn Quốc. Cả hai doanh nghiệp này đều đặt nhà máy sản xuất da giầy tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, huyện Châu Thành, giúp tạo việc làm cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Trong đó, Nhà máy sản xuất giầy Thái Bình Kiên Giang là nhà máy đạt tiêu chuẩn nhà cung ứng toàn cầu của nhãn hàng Skechers USA (Mỹ) có đủ sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập, nâng cao năng lực cạnh trạnh và ăn sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Về lĩnh vực Dệt May, trên địa bàn tỉnh hiện có nhà máy may Vinatex Kiên Giang đặt tại Ngã Ba Lộ Quẹo, ấp An Hòa, xã An Định, huyện Gò Quao. Đây là một chi nhánh nhà máy may thuộc Tổng Công ty Dệt May Miền Nam - Vinatex. Nhà máy có quy mô 20 chuyền may tạo việc làm cho khoảng 2.000 lao động tại địa phương, góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của tỉnh.

Trong chuyến công tác tại tỉnh Kiên Giang, đoàn công tác đã thu thập được các thông tin, số liệu, tài liệu, kết nối doanh nghiệp hoạt động trong ngành dệt may, da giầy tại tỉnh, trao đổi và nhận được các ý kiến góp ý của các cơ quan quản lý giúp nhóm nghiên cứu bổ sung, cập nhật hoàn thiện dự thảo báo cáo, phục vụ công tác nghiên cứu, từ đó đưa ra đề xuất các chương trình, định hướng phát triển, chính sách, giải pháp phát huy được lợi thế của các địa phương khác nhau để phát triển bền vững ngày dệt may, da giầy đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035.

Một số hình ảnh của Đoàn công tác:

 

Phạm Văn Hoàn

Phòng Nghiên cứu công nghiệp và năng lượng - VIOIT

TIN KHÁC