Theo báo cáo của Sở Công Thương Quảng Ngãi số 1630/BC-SCT ngày 12 tháng 7 năm 2023, tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại năm 2023, xây dựng kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại năm 2024 của ngành Công Thương như sau:
I. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023
1. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2023
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước thực hiện năm 2023 đạt 103%, tăng 3% so với năm 2022, vượt 13 điểm % so với kế hoạch năm.
Một số sản phẩm đạt và vượt so với kế hoạch năm 2023: Sản phẩm lọc hóa dầu đạt 7,033 triệu lít, vượt 15,3%; thép đạt 4,7 triệu tấn, vượt 89%; sản phẩm may mặc ước đạt 17 triệu cái, vượt 6,3%; thủy sản chế biến ước đạt 12 nghìn tấn, đạt 100%; bánh kẹo các loại ước đạt 13 nghìn tấn, đạt 100%; bia các loại ước đạt 250. triệu lít, đạt 100%; nước khoáng ước đạt 125 triệu lít, đạt 100%, phân hóa học ước đạt 31 nghìn tấn, đạt 100%; gạch nung ước đạt 460 triệu viên, đạt 100%, đá xây dựng ước đạt 1.500 nghìn mở, đạt 100%; tỉnh bột mỳ trên địa bàn tỉnh ước đạt 55 nghìn tấn, đạt 100%; điện sản xuất ước đạt 2.100 triệu kWh, đạt 100%; điện thương phẩm ước đạt 2.100 triệu kWh, đạt 100%.
Một số sản phẩm không đạt kế hoạch năm 2023: Sữa các loại trên địa bàn đạt 60 triệu lít, đạt 67%; dăm gỗ nguyên liệu giấy đạt 600 nghìn tấn, đạt 50%; giày da các loại đạt 14 triệu đôi, đạt 87,5%; sợi đạt 45 nghìn tấn, đạt 90%.
2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2023 ước đạt 70.943 tỷ đồng, vượt 1,1% kế hoạch năm (KH: 70.200 tỷ đồng) và tăng 9,3% so với năm 20223.
3. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 ước đạt 2.100 triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm (KH: 2.100 triệu USD), giảm 5,8% so với năm 2022.
Kim ngạch một số sản phẩm đạt và vượt so với kế hoạch năm 2023: Tình bột mỳ ước đạt 160 triệu USD, vượt 14,3%; sản phẩm cơ khí ước đạt 145 triệu USD, vượt 11,5%; thép ước đạt 610 triệu USD, vượt 1,7%; hàng hóa khác ước đạt đạt 463 triệu USD, vượt 2,9%; thủy sản ước đạt 26 triệu USD, đạt 100%.
Kim ngạch một số sản phẩm không đạt so với kế hoạch năm 2023: Đồ gỗ ước đạt 3,5 triệu USD, đạt 87,5%; dăm gỗ nguyên liệu giấy ước đạt 155 triệu USD, đạt 91,2%; hàng thực phẩm chế biến ước đạt 4 triệu USD, đạt 80% may mặc ước đạt 115 triệu USD, đạt 95,8%; dầu FO ước đạt 70 triệu USD, đạt 77,8%; sơ, sợi dệt, vải các loại ước đạt 158 triệu USD, đạt 92,9%; giày, túi xách da các loại ước
đạt 190 triệu USD, đạt 97,4%.
4. Kim ngạch nhập khẩu năm 2023 ước đạt 3.320 triệu USD, đạt 100% kế hoạch năm (KH: 3.320 triệu USD) và giảm 7,6% so với năm 2022.
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất, cụ thể: Máy móc, phụ tùng thay thế ước đạt 124 triệu USD, đạt 100%; sắt thép, quặng sắt ước đạt 1.500 triệu USD, đạt 100%; dầu thô ước đạt 1.200 triệu USD, đạt 100%; vải, nguyên phụ liệu may mặc, da giày ước đạt 320 triệu USD, đạt 100%...
5. Về chợ và siêu thị
- Siêu thị, trung tâm thương mại: Trên địa bản tỉnh có 02 Trung tâm thương mại hạng III; 08 siêu thị gồm: 02 siêu thị hạng I, 01 siêu thị hạng II và 05 siêu thị hạng III.
- Hệ thống chợ: Hiện nay 148 chợ gồm: 03 chợ hạng I, 09 chợ hạng II và 136 chợ hạng III.
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh tại các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ trên địa bàn tỉnh sôi động, trật tự, đáp ứng nhu cầu dân sinh về giao lưu, trao đổi hàng hóa, phần lớn hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, trong hạn sử dụng và đảm bảo an toàn thực phẩm. bên cạnh đó, sự ra đời phát triển hệ thống hạ tầng siêu thị, trung tâm thương mại, gắn với phong cách phục vụ theo hướng văn minh hiện đại đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn, tiện ích trong mua sắm hàng hóa, dịch vụ đảm bảo về chất lượng, an toàn thực phẩm.
II. Đánh giá chung
Năm 2023, tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thế giới có những biến động khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen: Lạm phát, theo đó nhiều quốc gia áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt; xung đột giữa Nga và Ukraina đã tác động trức tiếp, làm gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp ngành ở tỉnh và sự nỗ lực vượt khó vươn lên của cộng đồng doanh nghiệp nên các hoạt động sản xuất kinh doanh ở tỉnh vẫn ổn định và phát triển, một số doanh nghiệp mới đi vào hoạt động và đặc biệt Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất tạm dừng hoạt động 02 lò từ tháng 11/2022, đến ngày 03/4/2023 đã đưa lò cao số 2 hoạt động trở lại và dự kiến trong quý III/2023 lò cao số 3 sẽ hoạt động trở lại; Nhà máy lọc hóa dầu đã điều chỉnh thời điểm thực hiện bảo dưỡng tổng thể lần 5 sang tháng 3 năm 2024. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm kết nối giao thương, tìm kiến cơ hội hợp tác, mở rộng thị trường tiêu thụ, thiết lập mối quan hệ hợp tác đưa sản phẩm tỉnh Quảng Ngãi đến các nhà phân phối, hệ thống bán lẻ lớn đã góp phần thúc đẩy các hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh nên dự kiến các chỉ tiêu về công nghiệp, thương mại đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng còn những hạn chế như:
+ Công nghiệp phát triển còn thiên về chiều rộng, thiếu bền vững, sản phẩm chủ yếu là gia công và sơ chế; sản phẩm công nghiệp chế tạo, sản phẩm công nghiệp có hãm lượng khoa học công nghệ cao còn hạn chế. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bản tỉnh thiếu sự liên kết với nhau, theo đó năng suất lao động và năng lực cạnh tranh sản phẩm công nghiệp cũng thấp.
+ Nguồn lực đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp còn hạn chế, chưa có CCN nào đầu tư hoàn thiện hạ tầng bảo vệ môi trường theo đúng quy định, ảnh hưởng lớn đến thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh vào CCN.
+ Một số cơ chế chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã ban hành nhưng chưa có hướng dẫn cụ thể của Bộ, ngành nên khó triển khai thực hiện.
+ Một số dự án đầu tư triển khai chậm tiến độ, chậm đưa vào hoạt động sản xuất, có dự án phải điều chỉnh tiến độ nhiều lần ảnh hưởng để kết quả hoạt động phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
III. Kế hoạch phát triển công nghiệp, thương mại năm 2024
1. Chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024
Dự kiến, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2024 đạt 99% (so với năm 2023); trong đó công nghiệp chế biến chế tạo đạt 98%.
Trong năm 2024, một số nhà máy hoạt động từ quý IV/2023 tiếp tục hoạt động ổn định trong năm 2024, đồng thời có 1 số dự án mới dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2024 sẽ góp phần tăng sản lượng sản xuất công nghiệp của tỉnh,
Cụ thể:
+ Xăm lốp cao su Dong Ah, tổng vốn đầu tư đăng ký 466 tỷ đồng, công suất: 10 triệu săm lốp ô tô, 850.000 yểm lốp xe ô tô, 150.000 yếm lốp xe tải chuyên dụng, 33 tấn linh kiện bằng cao su cho xe ô tô.
+ Nhà máy sản xuất đồ dùng thú nuôi Techlink Quảng Ngãi, tổng vốn đầu tự đăng ký 466 tỷ đồng, công suất: Đồ chơi thủ nuôi: 10 triệu sản phẩm/năm; Dây đất thủ nuôi: 30 triệu sản phẩm/năm.
+ Nhà máy sản xuất ván lạng và viên gỗ nên Thanh Hùng, CCN Quán Lát, tổng vốn đầu tư 6,360 tỷ đồng, công suất ván lạng: 2.500m3/năm, viên nên gỗ: 2.000 m/năm.
+ Nhà máy sản xuất các sản phẩm từ gỗ - Công ty TNHH đầu tư và chế biến gỗ An Phú, CCN Bình Nguyên, công suất gỗ ghép thanh: 45.000 tấn/năm, nguyễn liệu viên nén gỗ: 50.000 tấn/năm, các loại gỗ khác: 5.000 tấn/năm.
2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 đạt 77.377 tỷ đồng, tăng 9,1% so với ước thực hiện năm 2023.
3. Kim ngạch xuất khẩu năm 2024 ước đạt 2.300 triệu USD, tăng 9,5% so với ước thực hiện năm 2023.
4. Kim ngạch nhập khẩu năm 2024 ước đạt 3.594 triệu USD, tăng 8,3% so với ước thực hiện năm 2023.
IV. Các định hướng, nhiệm vụ phát triển ngành Công Thương năm 2024
1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy hoạch sau khi được cấp thẩm quyền phê duyệt: Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng và quy hoạch chuyên ngành đối với lĩnh vực công nghiệp, thương mại trong phạm vi quản lý nhà nước của Sở Công Thương.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách phát triển công nghiệp theo Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 23/3/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết chuyên đề số 01- NQ/TU ngày 11/5/2021 của Tỉnh ủy về huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó tập trung:
+ Xây dựng Đề án lựa chọn, hình thành thí điểm một số cụm liên kết ngành công nghiệp theo chuỗi giá trị (sau khi "Đề án về liên kết ngành trong sản xuất công nghiệp và năng lượng vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ" được
Thủ tướng Chính phủ ban hành),
+ Thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và đề án phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
- Tiếp tục phối hợp với Bộ Công Thương xây dựng Đề án Trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia tại Khu kinh tế Dung Quất.
2. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thật sự thông thoáng thuận lợi thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo, gắn với nhiệm vụ đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số
3. Về phát triển công nghiệp
- Tích cực hỗ trợ các nhà đầu tư sớm triển khai, hoàn thành các dự án trọng điểm có quy mô và sức lan tỏa lớn như: Dự án nâng cấp mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất; dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 và các dự án Nhà máy điện tubin khi hỗn hợp Dung Quất I, Dung Quất II, Dung Quất III.
- Thực hiện các nội dung quản lý, phát triển cụm công nghiệp theo Nghị định số 68/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ về quản lý, phát triển cụm công nghiệp. Phấn đấu năm 2024 thu hút 01-02 doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp.
- Tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn trong hoạt động khuyến công, công nghiệp hỗ trợ, chuyển đổi số trong sản xuất công nghiệp.
- Thực hiện Chương trình khuyến công quốc gia và địa phương, bảo đảm phát huy tối đa năng lực các cơ sở công nghiệp nông thôn; Xây dựng và triển khai thực hiện Tổ chức bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh
năm 2024.
- Kiểm tra hậu kiểm điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc quyền quản lý của ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2024.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về
(1) sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác đá và thi công công trình trên địa bàn tỉnh; (2) hoạt động hóa chất công nghiệp và chiết nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh năm 2024.
- Xây dựng tài liệu, tổ chức tuyên truyền phong trào “chống rác thải nhựa” ngành công thương trên địa bàn tỉnh năm 2024.
- Quản lý về công tác an toàn điện; quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng các công trình năng lượng, trạm xăng dầu theo phân cấp theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Kiểm tra các chủ đầu tư các dự án thủy điện thực hiện công tác phòng chống lụt bão đảm bảo an toàn đập, phương án ứng phó tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện, công tác vận hành của các nhà máy thủy điện trên địa bản tỉnh.
- Kiểm tra việc sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả; kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo.
4. Về phát triển thương mại, xuất nhập khẩu
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 14/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 về quy định nội dung và mức hỗ trợ kinh phí thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm phát triển ngoại thương của tỉnh Quảng Ngãi.
- Thực hiện các chương trình, kế hoạch” nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trưởng tiểu thụ hàng hóa.
- Triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP; xây dựng điểm bán và giới thiệu sản phẩm OCOP.
- Xây dựng Cẩm nang giới thiệu các mặt hàng có thể mạnh, danh sách các doanh nghiệp có uy tín của tỉnh Quảng Ngãi để giới thiệu, cung cấp cho khách hàng nhập khẩu.
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp khai thác ưu đãi của các Hiệp định FTA mà Việt Nam là thành viên.
Đỗ Thị Bích Thủy
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT