Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tình hình sản xuất công nghiệp và thương mại tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024 của cả nước như sau:
Tình hình sản xuất công nghiệp
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 5/2024 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, so với cùng kỳ năm 2023, ngành chế biến, chế tạo tăng 10,6%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 11,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%; riêng ngành khai khoáng giảm 9,4%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, IIP ước tính tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,0%). Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 7,3% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,6%), đóng góp 6,4 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12,7% (cùng kỳ năm 2023 tăng 1,2%), đóng góp 1,1 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 6,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 5,9%), đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 5,2% (cùng kỳ năm 2023 giảm 2,4%), làm giảm 0,8 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Chỉ số sản xuất 5 tháng đầu năm 2024 của một số ngành trọng điểm cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm 2023: Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 27,4%; sản xuất thiết bị điện tăng 24,0%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 20,1%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 19,6%; sản xuất kim loại tăng 13,2%; ngành dệt và ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí cùng tăng 12,7%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành tăng thấp hơn mức bình quân chung hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 5,8%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,4%; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị giảm 11,8%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 11,0%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 5,1%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 1,7%; khai thác than cứng và than non giảm 1,3%.
Tốc độ tăng/giảm chỉ số IIP 5 tháng đầu năm các năm 2020-2024
so với cùng kỳ năm trước của một số ngành công nghiệp trọng điểm
%
|
2020
|
2021
|
2022
|
2023
|
2024
|
Khai thác than cứng và than non
|
4,5
|
-4,5
|
11,9
|
-3,0
|
-1,3
|
Khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên
|
-11,1
|
-10,2
|
-1,1
|
-2,1
|
-11,0
|
Sản xuất chế biến thực phẩm
|
3,4
|
6,2
|
6,4
|
3,5
|
5,4
|
Dệt
|
1,5
|
7,4
|
4,6
|
-3,8
|
12,7
|
Sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất
|
7,7
|
4,0
|
3,5
|
3,5
|
20,1
|
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
|
1,3
|
10,8
|
-12,3
|
6,8
|
27,4
|
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác
|
0,8
|
7,1
|
6,3
|
-5,0
|
-1,7
|
Sản xuất kim loại
|
-2,3
|
37,7
|
3,1
|
-6,1
|
13,2
|
Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học
|
7,4
|
15,4
|
11,0
|
-5,3
|
5,8
|
Sản xuất thiết bị điện
|
-6,0
|
13,5
|
22,3
|
-1,7
|
24,0
|
Sản xuất phương tiện vận tải khác
|
-14,9
|
13,6
|
2,6
|
-5,6
|
-5,1
|
Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế
|
0,1
|
17,1
|
4,7
|
-3,7
|
19,6
|
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị
|
-13,0
|
-0,2
|
-10,6
|
9,1
|
-11,8
|
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí
|
2,1
|
8,7
|
6,0
|
1,2
|
12,7
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm 2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 55 địa phương và giảm ở 8 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao. Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm.
Tốc độ tăng/giảm IIP 5 tháng đầu năm 2024
so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương (%)
10 địa phương có chỉ số IIP tăng cao nhất
|
10 địa phương có chỉ số IIP giảm/tăng thấp nhất
|
|
|
Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 5 tháng đầu năm 2024 tăng cao so với cùng kỳ năm 2023: Thép thanh, thép góc tăng 33,8%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 20,2%; đồng hồ thông minh tăng 19,7%; thép cán tăng 18,0%; phân u rê tăng 14,6%; phân hỗn hợp N.P.K tăng 12,6%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Khí hoá lỏng (LPG) giảm 21,2%; khí đốt thiên nhiên dạng khí giảm 15,6%; ti vi giảm 10,4%; dầu mỏ thô khai thác giảm 5,6%; sắt, thép thô giảm 5,2%.
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/5/2024 tăng 1,0% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 3,2% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,1% so với thời điểm tháng trước và giảm 0,3% so với cùng thời điểm năm trước; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 0,7% và tăng 0,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 1,3% và tăng 4,4%. Theo ngành hoạt động, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành khai khoáng tăng 0,1% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 0,1% so với cùng thời điểm năm trước; ngành chế biến, chế tạo tăng 1,1% và tăng 3,4%; ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí không đổi và tăng 0,4%; ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 0,1% và tăng 1,2%.
Tình hình thương mại
Trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 305,53 tỷ USD, tăng 16,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 15,2%; nhập khẩu tăng 18,2%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,01 tỷ USD.
Xuất khẩu hàng hóa
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 4/2024 sơ bộ đạt 31,1 tỷ USD, cao hơn 113 triệu USD so với số ước tính.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 9,37 tỷ USD, tăng 2,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 23,44 tỷ USD, tăng 6,9%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2024 tăng 15,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13,0%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 17,0%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 43,69 tỷ USD, tăng 20,5%, chiếm 27,9% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 113,08 tỷ USD, tăng 13,3%, chiếm 72,1%.
Trong 5 tháng đầu năm 2024 có 26 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 90,0% tổng kim ngạch xuất khẩu (có 7 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 65,3%).
Trị giá một số mặt hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024
|
Ước tính
(Triệu USD)
|
Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)
|
Các mặt hàng đạt giá trị trên 5 tỷ USD
|
|
|
Điện tử, máy tính và linh kiện
|
27.379
|
33,4
|
Điện thoại và linh kiện
|
22.539
|
11,6
|
Máy móc thiết bị, dụng cụ PT khác
|
18.441
|
11,8
|
Dệt, may
|
13.116
|
3,3
|
Giày dép
|
8.639
|
7,1
|
Gỗ và sản phẩm gỗ
|
6.144
|
23,5
|
Phương tiện vận tải và phụ tùng
|
6.087
|
3,8
|
Về cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2024, nhóm hàng nhiên liệu và khoáng sản ước đạt 2,06 tỷ USD, chiếm 1,3%; nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 137,39 tỷ USD, chiếm 87,7%; nhóm hàng nông sản, lâm sản ước đạt 13,82 tỷ USD, chiếm 8,8%; nhóm hàng thủy sản ước đạt 3,5 tỷ USD, chiếm 2,2%.
Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 4/2024 sơ bộ đạt 29,99 tỷ USD, thấp hơn 273 triệu USD so với số ước tính.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5/2024 ước đạt 33,81 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 12,81 tỷ USD, tăng 11,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 21,0 tỷ USD, tăng 13,7%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 5 tăng 29,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 38,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 25,3%.
Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 54,95 tỷ USD, tăng 24,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 93,81 tỷ USD, tăng 14,9%.
Trong 5 tháng đầu năm 2024 có 27 mặt hàng nhập khẩu đạt trị giá trên 1 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 84,5% tổng kim ngạch nhập khẩu (có 4 mặt hàng nhập khẩu trên 5 tỷ USD, chiếm 47,0%).
Trị giá một số mặt hàng nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2024
|
Ước tính
(Triệu USD)
|
Tốc độ tăng so với
cùng kỳ năm trước (%)
|
Các mặt hàng đạt giá trị trên 5 tỷ USD
|
|
|
Điện tử, máy tính và LK
|
40.250
|
27,3
|
Máy móc thiết bị, DC PT khác
|
18.534
|
15,4
|
Vải
|
6.043
|
13,3
|
Sắt thép
|
5.045
|
28,3
|
Về cơ cấu nhóm hàng nhập khẩu năm tháng đầu năm 2024, nhóm hàng tư liệu sản xuất ước đạt 139,89 tỷ USD, chiếm 94%, trong đó nhóm hàng máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm 45,7%; nhóm hàng nguyên, nhiên, vật liệu chiếm 48,3%. Nhóm hàng vật phẩm tiêu dùng ước đạt 8,87 tỷ USD, chiếm 6%.
Về thị trường xuất, nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm 2024, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 44,0 tỷ USD. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch ước đạt 54,9 tỷ USD. Trong 5 tháng đầu năm 2024, xuất siêu sang Hoa Kỳ ước đạt 38,1 tỷ USD tăng 24,2% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu sang EU ước đạt 14,3 tỷ USD, tăng 18,4%; xuất siêu sang Nhật Bản 290 triệu USD, giảm 61,8%; nhập siêu từ Trung Quốc 32,3 tỷ USD, tăng 55,9%; nhập siêu từ Hàn Quốc 11,1 tỷ USD, tăng 1,3%; nhập siêu từ ASEAN 4,2 tỷ USD, tăng 39,1%.
Cán cân thương mại hàng hóa sơ bộ tháng 4/2024 xuất siêu 1,07 tỷ USD; 4 tháng đầu năm xuất siêu 9,01 tỷ USD; tháng 5/2024 ước tính nhập siêu 1,0 tỷ USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD). Trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 11,26 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 19,27 tỷ USD./.
Ngô Mai Hương
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT