Về sản xuất công nghiệp
Theo báo cáo của Sở Công Thương Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của Hà Nội tăng trưởng trong khó khăn do suy giảm của thương mại toàn cầu, các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu chủ lực thiếu đơn hàng, sức tiêu thụ tại thị trường trong nước chậm, chi phí đầu vào tăng cao… khiến hoạt động sản xuất công nghiệp, thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức.
Riêng trong tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tính giảm 0,6% so với tháng trước và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,9% và tăng 3,3%; sản xuất và phân phối điện giảm 13,9% và tăng 5,2%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải giảm 1,9% và tăng 3,6%; ngành khai khoáng giảm 4,6% và giảm 4,2%.
Tính chung 10 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Nội chỉ tăng 2,6%, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 7%... Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 2,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 7%; cung cấp nước và xử lý rác, nước thải tăng 5,7%; công nghiệp khai khoáng giảm 6%. Với một số ngành của công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số IIP tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất đồ uống tăng 18,7%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 12,6%; sản xuất thuốc lá tăng 8%; chế biến gỗ và sản phẩm từ gỗ tăng 7,5%; chế biến thực phẩm tăng 6,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại tăng 6,2%; sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị tăng 15,2%.
Song ở chiều ngược lại, tình hình sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà nội, vẫn còn một số ngành có chỉ số IIP giảm so với cùng kỳ năm 2022 là sản xuất máy móc, thiết bị giảm 22,3%; sản xuất trang phục giảm 4,1%; sản xuất da và sản phẩm liên quan giảm 3,2%; sản xuất kim loại giảm 2,7%; công nghiệp dệt giảm 1,9%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất giảm 1,2%...
Nhìn chung, đến thời điểm hiện tại các ngành sản xuất của Thành phố đang bước vào giai đoạn phục hồi tích cực, sản lượng và đơn hàng mới của nhóm công nghiệp chế biến, chế tạo đang tăng trở lại, nhưng nhìn chung ngành Công nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh tổng cầu thế giới suy giảm.
Về thương mại dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 10 năm 2023 ước tính đạt 67,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 42,9 nghìn tỷ đồng, tăng 2,1% và tăng 8,5% 3 ; doanh thu khách sạn, nhà hàng đạt 10 nghìn tỷ ... Lũy kế, Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2023 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước của hà nội tăng 5,4% Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, trong thời gian qua, nhằm thúc đẩy các hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn Thành phố phát triển. Ngoài việc phát triển hệ thống hạ tầng thương mại trong nội thành, Hà Nội cũng cần quan tâm, thu hút đầu tư hạ tầng thương mại khu vực ngoại thành. Sở Công Thương Hà Nội đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố ban hành và tổ chức triển khai nhiều kế hoạch, chương trình như: Kế hoạch phát triển thương mại -dịch vụ văn minh hiện đại trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025; Đề án "Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025"; Kế hoạch số 122/KH-UBND về triển khai lắp đặt máy bán hàng tự động tại địa điểm công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2025… Đây là căn cứ quan trọng để triển khai công tác quản lý và phát triển thương mại văn minh, hiện đại trên địa bàn thành phố đạt hiệu quả, góp phần tăng cường hiệu lực công tác xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Cùng với đó, Sở chính thức đưa vào vận hành website "Bản đồ mua sắm thành phố. Hà Nội" tại địa chỉ mạng http://bandomuasam.hanoi.gov.vn từ năm 2015, nhằm đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố; phối hợp triển khai kế hoạch về đẩy mạnh sử dụng mã hình QR để truy suất nguồn gốc trực tuyến các hàng hóa lưu thông trên địa bàn thành phố.
Ngoài ra, Sở cũng đã chủ động triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử góp phần duy trì hoạt động thương mại truyền thống, không để xảy ra tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa; tích cực phổ biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn tiếp cận và sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến, bán hàng qua các sàn thương mại điện tử lớn (Shopee, Tiki, Sendo, Lazada), giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, duy trì, mở rộng kinh doanh hiệu quả.
Đến nay Hà nội đã phát triển được 29 trung tâm thương mại, 135 siêu thị và hơn 2.000 cửa hàng tiện lợi. Diện mạo hệ thống, hạ tầng thương mại tại Thủ đô đã thay đổi, văn minh, hiện đại hơn với các trung tâm thương mại lớn là Aeon Mall Long Biên và Aeon Mall Hà Đông. Nối tiếp thành công của hai dự án trung tâm thương mại này, Tập đoàn AEON (Nhật Bản) đang đặt mục tiêu tới năm 2026, có thêm cùng lúc 4 trung tâm thương mại tại Hà Nội. Hiện tập đoàn này đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ để khởi công xây dựng các trung tâm thương mại tại quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm… Bên cạnh đó là hệ thống siêu thị WinMart; hệ thống siêu thị Big C (GO!); hệ thống siêu thị Lotte Mart; hệ thống siêu thị Co.opMart; chuỗi siêu thị Lan Chi Mart. Tuy nhiên, việc phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị còn chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở khu vực nội thành, khó thu hút đầu tư về khu vực ngoại thành. Đáng lưu ý, tại các huyện chuẩn bị lên quận và các địa phương thực hiện chương trình nông thôn mới nâng cao đang gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chí về hạ tầng thương mại hiện đại.
Về hoạt động xuất nhập khẩu
Trong tháng 10, hoạt động xuất, nhập khẩu của thành phố đã có nhiều tín hiệu tích cực hơn so với tháng trước. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 5.090 triệu đô la Mỹ, tăng 2,1% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 1.454 triệu USD, tăng 2,7% so với tháng trước và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. Cụ thể, khu vực kinh tế trong nước đạt 870 triệu USD, tăng 2,7% và tăng 31,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 584 triệu USD, tăng 2,7% và giảm 15,4%.
Về xuất khẩu:
Trong tháng 10, có một số nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ là máy móc thiết bị, phụ tùng; phương tiện vận tải và phụ tùng, xăng dầu; hàng nông sản; hàng hóa khác. Bên cạnh đó, vẫn có 5/12 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm so với cùng kỳ năm trước là: Máy vi tính, hàng điện tử và linh kiện đạt 180 triệu USD, giảm 27,5%; hàng dệt may đạt 165 triệu USD, giảm 12,3%; gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 64 triệu USD, giảm 2,8%; giầy dép và sản phẩm từ da đạt 20 triệu USD, giảm 49,1%; điện thoại và linh kiện đạt 4 triệu USD, giảm 61%. Mặc dù trong tháng 10 hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn Thành phố đã có nhiều tín hiệu tích cực, khả quan, nhưng tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 13,8 tỷ USD, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 7,9 tỷ USD, tăng 5,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 5,9 tỷ USD, giảm 9,7%.
Về nhập khẩu:
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 10 ước tính đạt 3.636 triệu USD, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 3.072 triệu USD, tăng 0,6% và tăng 15,9%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 564 triệu USD, tăng 9,7% và giảm 8,8%.
Tính chung 10 tháng năm 2023, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 30,6 tỷ USD, giảm 9,5% so với cùng kỳ năm 2022, trong đó: Khu vực kinh tế trong nước đạt 25,3 tỷ USD, giảm 7,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đạt 5,3 tỷ USD, giảm 17,9%.
Nhiệm vụ và giải pháp cho những tháng còn lại của năm 2023
Để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng sản xuất công nghiệp những tháng cuối năm 2023, Hà Nội cần theo sát diễn biến của kinh tế thế giới, làm tốt thông tin thị trường, nhất là thị trường tiềm năng; hướng dẫn, hỗ trợ các hiệp hội và doanh nghiệp khai thác, phát huy các thị trường truyền thống và khai mở thị trường mới, giàu tiềm năng như Bắc Âu, Đông Âu, Tây Á, Nam Á, châu Phi và Mỹ La tinh... Cùng với đó, đẩy mạnh tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do, giúp doanh nghiệp nắm rõ cơ hội để thúc đẩy đầu tư sản xuất, liên kết chuỗi.
- Đổi mới, nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, kết nối doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong nước cũng là giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường nội địa, giảm hàng tồn kho. Đồng thời, kết nối doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài để tìm kiếm đối tác, đơn hàng, thị trường thông qua các hội nghị kết nối giao thương, hội chợ, triển lãm...; thực hiện tốt cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, xúc tiến đưa sản phẩm vào kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử, nhất là sàn thương mại điện tử xuyên biên giới... hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, ứng dụng và chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình nhà máy thông minh, sản xuất xanh.
- Tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính, trong đó chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; xây dựng cơ chế chính sách đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu; thực hiện tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Chính phủ và các cơ quan Trung ương trên địa bàn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng với thời hạn, mức vay và lãi suất hợp lý; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan tới hoàn thuế giá trị gia tăng, giảm, gia hạn một số loại thuế, phí, tiền thuê đất đã được cấp có thẩm quyền cho phép nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trên địa bàn chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo dựng thương hiệu sản phẩm hàng hóa và không ngừng tự đào tạo hoặc tham gia các khóa đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng với đó, giúp đỡ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, góp phần tăng trưởng kinh tế - xã hội của thành phố. Ngược lại, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thành phố cũng cần chủ động nắm bắt, đề xuất chính sách, đầu tư công nghệ, kỹ thuật để đáp ứng các yêu cầu tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu…
- Tiếp tục thực hiện kết nối cung - cầu lao động để tạo nguồn lao động đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường thu hút đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ phục vụ hoạt động kinh doanh xuất khẩu.
- Tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, phấn đấu khởi công 20 cụm công nghiệp trong năm 2023, đẩy mạnh kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển hạ tầng các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn...
- Tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án hạ tầng thương mại trên địa bàn, xem xét cơ chế hỗ trợ, giúp đỡ các doanh nghiệp phân phối phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại, nhất là phát triển về các huyện ngoại thành. Trong đó, tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại, tạo đột phá trong phát triển thương mại - dịch vụ trên cơ sở mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình, nâng cao chất lượng nhằm hoàn thiện kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh./.
Đinh Thị Bích Liên
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT