Quý I năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh duy trì xu hướng phục hồi và có mức tăng trưởng ổn định so với cùng kỳ năm 2023. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) quý I đạt 4,06% so với cùng kỳ. Trong đó, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại có dấu hiệu khởi sắc, đạt kết quả tích cực góp phần phát triển kinh tế Vĩnh Phúc.
1. Sản xuất công nghiệp
Theo báo cáo của Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc, quý I/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn nhìn chung ổn định. Tuy nhiên, do nền kinh tế toàn cầu phục hồi chậm đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến đà phục hồi kinh tế của tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) quý I/2024 tăng 6,67% cho thấy sự phục hồi nhưng mức độ còn chậm.
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) Các quý năm 2022 -2024
Thứ tự
|
Thời gian ( Quý)
|
IIP các quý (%)
|
1
|
Quý I/2022
|
14,19
|
2
|
Quý II/2022
|
16,69
|
3
|
Quý III/2022
|
14,03
|
4
|
Quý IV/2022
|
17,24
|
5
|
Quý I/2023
|
4,9
|
6
|
Quý II/2023
|
-0,68
|
7
|
Quý III/2023
|
-0,34
|
8
|
Quý IV/2023
|
3,27
|
9
|
Quý I/2024
|
6,67
|
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Tháng 03/2024, Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tăng 25,73% so với tháng trước và giảm 3,16% so với cùng kỳ năm trước. So với cùng kỳ, ngành khai khoáng tăng 25,59%; công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 3,17%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 4,68%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 7,84%.
Quý I/2024, ước tính IIP tăng 6,67% so với cùng kỳ năm trước ( quý I/2023 giảm 4,90%). So với cùng kỳ, ngành khai khoáng tăng 6,02%, đóng góp 0,002 điểm phần trăm trong mức tăng chung toàn ngành; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 6,78%, đóng góp 6,71 điểm %; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí tăng 1,45%, đóng góp 0,01 điểm %; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 8,01%, làm giảm 0,05 điểm %.
Trong các ngành công nghiệp cấp II, 18/25 ngành công nghiệp có IIP quý I/2024 tăng; 07/25 ngành có IIP giảm so cùng kỳ. Chỉ số sản xuất một số ngành công nghiệp chủ lực: Ngành sản xuất linh kiện điện tử tăng 13,49% so cùng kỳ; ngành sản xuất trang phục tăng 7,84%; ngành sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại tăng 3,96%. Ngược chiều, ngành sản xuất ô tô giảm sâu 20,23% do sức mua của thị trường ô tô ở mức thấp trong khi lượng xe tồn kho còn nhiều; Ngành sản xuất xe máy do nhu cầu tiêu thụ giảm, IIP của ngành giảm 4,64%.
Các ngành công nghiệp cấp 2 có IIP quý I/2024 tăng so cùng kỳ
Thứ tự
|
Các ngành công nghiệp cấp 2
|
Quý I/2024 tăng so cùng kỳ (%)
|
1
|
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc
|
74,34
|
2
|
Sản xuất giường tủ, bàn ghế
|
53,44
|
3
|
Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu
|
42,97
|
4
|
Sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu
|
34,07
|
5
|
Chế biến gỗ và SX sản phẩm từ gỗ, tre, nứa
|
27,66
|
6
|
Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
|
26,13
|
7
|
Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn
|
22,16
|
8
|
In, sao chép bản ghi các loại
|
15,44
|
9
|
Sản xuất linh kiện điện tử
|
13,49
|
10
|
Sản xuất chế biến thực phẩm
|
12,21
|
11
|
Sản xuất thiết bị điện
|
11,25
|
12
|
Sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy
|
8,91
|
13
|
Sản xuất trang phục
|
7,84
|
14
|
Khai khoáng khác
|
6,02
|
15
|
Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại
|
3,96
|
16
|
Dệt
|
1,76
|
17
|
Sản xuất và phân phối điện
|
1,45
|
18
|
Khai thác xử lý và cung cấp nước
|
0,31
|
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Sản lượng sản xuất một số sản phẩm: Quý I/2024, ước tính sản lượng sản xuất của một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu của tỉnh như thức ăn gia súc, gạch ốp lát, doanh thu linh kiện điện tử đều tăng so với cùng kỳ. Ngược chiều, sản lượng giày thể thao, xe ô tô các loại và xe máy các loại giảm; trong đó, giảm mạnh nhất là sản phẩm giày thể thao với mức giảm 29,94%. Ước tính sản lượng của một số sản phẩm chủ yếu trên địa bàn trong tháng 3, quý I/2024 và sự biến động so với cùng kỳ như sau:
Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu tháng 3 và quý I/2024 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
TT
|
Sản phẩm
|
Đơn vị tính
|
Sản lượng
|
Tốc độ tăng(+) giảm(-) so với cùng kỳ(%)
|
|
|
|
Tháng 3 năm 2024
|
Quý I năm 2024
|
Tháng 3 năm 2024
|
Quý I năm 2024
|
1
|
Thức ăn gia súc
|
Tấn
|
26.500
|
75.565
|
+9,74
|
+12,21
|
2
|
Giày thể thao
|
Nghìn đôi
|
735,9
|
1.944
|
-26,21
|
-29,94
|
3
|
Gạch ốp lát
|
Nghìn m²
|
6.762,2
|
18.149
|
-23,80
|
+3,96
|
4
|
Xe ô tô các loại
|
Chiếc
|
2.447
|
6.735
|
-23,27
|
-22,75
|
5
|
Xe máy các loại
|
Chiếc
|
137.324
|
371.347
|
-0,16
|
-2,87
|
6
|
Doanh thu dịch vụ sản xuất linh kiện điện tử
|
Tỷ đồng
|
17.827,8
|
52.120
|
-0,56
|
+13,49
|
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ số sử dụng lao động của các doanh nghiệp công nghiệp trên địa bàn quý I/2024, tuy sản xuất công nghiệp còn gặp khó khăn nhưng tình hình lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn nhìn chung ổn định, đáp ứng yêu cầu tiến độ đơn hàng. Tháng 3/2024, chỉ số sử dụng lao động của các DN công nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng 3,19% so với tháng trước và tăng 2,41% so với cùng kỳ. Tính chung quý I/2024, chỉ số sử dụng lao động toàn ngành tăng 0,17% so với năm quý I/2023.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 3/2024, chỉ số tiêu thụ của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tăng 45,0% so với tháng trước và giảm 12,51% so với cùng kỳ năm trước. So với tháng trước, 08 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tiêu thụ tăng, một số ngành có mức tăng khá là: Ngành sản xuất từ khoáng phi kim loại khác tăng 88,99%; sản xuất thiết bị điện tăng 55,5%; sản xuất xe máy tăng 53,14%; sản xuất kim loại tăng 45,31%; sản xuất ô tô tăng 42,63%...
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo: Tháng 3/2024, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có chỉ số tồn kho giảm 4,41% so với tháng trước và tăng 9,19% so với cùng kỳ. So với tháng trước, 07 ngành công nghiệp cấp 2 có chỉ số tồn kho tăng, 11 ngành có chỉ số tồn kho giảm. Các ngành có chỉ số tồn kho giảm đáng kể là ngành sản xuất chế biến thực phẩm giảm 33,67%; ngành sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu giảm 66,69%; ngành sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic giảm 14,11%.
2. Thương mại, dịch vụ
Quý I/2024, tình hình kinh tế tiếp tục gặp nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn có chiều hướng giảm chi tiêu cho các dịch vụ không thiết yếu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn có sự tăng trưởng chậm hơn so với cùng kỳ, tăng 4,51% so với quý I/2023 (quý I/2023 tăng 33,44%). Hoạt động vận tải có sự tăng trưởng, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và đi lại của nhân dân.
Tháng 3/2024, Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt ước đạt 6.053,7 tỷ đồng, tăng 6,06% so với tháng Hai và tăng 4,71% so với cùng kỳ.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn ước đạt 18.434,8 tỷ đồng, tăng 4,51% so với quý I/2023. Tốc độ tăng tổng mức so cùng kỳ qua các quý có xu hướng giảm dần cho thấy sự chậm lại của sức mua của nền kinh tế: Quý I/2023 tăng 33,44%, quý II/2023 tăng 22,40%, quý III/2023 tăng 15,32%, quý IV/2023 tăng 10,21% và quý I/2024 tăng 4,51%.
Quy mô và tốc độ tổng mức các quý so với cùng kỳ
|
Tổng mức bán lẻ
hàng hóa( tỷ đồng)
|
Tốc độ tăng tổng mức
so với cùng kỳ (%)
|
Quý I/2023
|
17.640
|
33,44
|
Quý II/2023
|
17.629
|
22,40
|
Quý III/2023
|
18.202
|
15,32
|
Quý IV/2023
|
19.268
|
10,21
|
Quý I/2024
|
18.434
|
4,51
|
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Doanh thu bán lẻ hàng hóa quý I/2024 ước đạt 15.023,5 tỷ đồng tăng 3,88% so với cùng kỳ. Trong 12 nhóm ngành, có 8/12 ngành hàng có doanh thu tăng so với cùng kỳ: Đá quý, kim loại quý và sản phẩm tăng 45,30%; hàng may mặc tăng 39,47%; vật phẩm, văn hóa giáo dục tăng 35,36%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con tăng 23,08%... Ngược chiều có 4/12 ngành hàng giảm so cùng kỳ: trong đó nhóm hàng ô tô con giảm 17,01%; gỗ, vật liệu xây dựng giảm 10,65%; hàng hóa khác giảm 15,87%; xăng dầu các loại giảm 3,13%.
3. Hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa
Quý I/2024, hoạt động xuất khẩu có sự khởi đầu thuận lợi với việc các đơn hàng gia tăng, các doanh nghiệp tăng tốc sản xuất để kịp tiến độ xuất khẩu. Theo số liệu báo cáo của Chi cục Hải quan tỉnh Vĩnh Phúc , tính đến ngày 15/3/2024 kim ngạch xuất khẩu ước đạt 4.280,5 triệu USD, tăng 17,68% so với cùng kỳ. Trong đó nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng lớn nhất (53,4%) ghi nhận mức tăng 27,54% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm máy móc, thiết bị và phụ tùng (chiếm 20,84%) tăng 10,82%. Ngược chiều, nhóm linh kiện, phụ tùng ô tô giảm 9,79%; Xe máy nguyên chiếc, linh kiện, phụ tùng xe máy giảm 12,95%....
Do sự phục hồi của sản xuất và xuất khẩu nên nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất tăng cao. Kim ngạch nhập khẩu ước đạt 4.728,7 triệu USD, tăng 44,61% so với quý I/2023. Trong đó: Nhóm hàng điện tử và linh kiện điện tử tăng 58,06% so với cùng kỳ, chiếm 53,10% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa; Nhóm hàng máy móc, thiết bị và phụ tùng tăng 175,33%. Ngược chiều, nhóm linh kiện phụ tùng ô tô giảm nhẹ 0,40% và nhóm hàng xe máy và linh kiện phụ tùng xe máy giảm 19,72%./.
Từ Quỳnh Châu
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại- VIOIT