TIN TỨC

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Tin tức

Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

10/06/2024

Theo Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/04/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp (GVMCP) của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 9,27 tỷ USD, bằng 104,5% so với cùng kỳ năm trước.

Thông tin chi tiết như sau:

1. Tình hình hoạt động:

1.1. Về vốn thực hiện:

Tính tới 20/04/2024, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được khoảng hơn 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính lũy kế đến ngày 20/04/2024, cả nước có 40.049 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 478,58 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 303,46 tỷ USD, bằng 63,4% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Bảng 1. Vốn đầu tư nước ngoài thực hiện 4 tháng đầu năm giai đoạn 2018 - 2024

Đơn vị tính: Tỷ USD

 

4 tháng đầu năm 2018

4 tháng đầu năm 2019

4 tháng đầu năm 2020

4 tháng đầu năm 2021

4 tháng đầu năm 2022

4 tháng đầu năm 2023

4 tháng đầu năm 2024

Vốn đầu tư thực hiện

5,1

5,7

5,15

5,5

5,92

5,85

 

6,28

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

1.2. Về tình hình xuất, nhập khẩu:

Xuất khẩu (kể cả dầu thô) của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 90,016 tỷ USD, tăng 12,9% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt 89,067 tỷ USD, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt 74,126 tỷ USD, tăng 14,3% so cùng kỳ năm 2023.  

Như vậy khu vực ĐTNN xuất siêu 15,89 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu trên 14,94 tỷ USD không kể dầu thô, bù đắp phần nhập siêu gần 8,6 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, giúp cả nước xuất siêu khoảng 7,29 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Bảng 2. Vốn thực hiện và kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực ĐTNN  4 tháng đầu năm 2024

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

4 tháng đầu năm 2023

4 tháng đầu năm 2024

Tăng, giảm so cùng kỳ (%)

1

Vốn thực hiện

triệu USD

5.850

6.280

+7,4

2

Xuất khẩu

 

 

 

 

2.1

Xuất khẩu (kể cả dầu thô)

triệu USD

81.186

90.015,79

+10,88

2.2

Xuất khẩu (không kể dầu thô)

triệu USD

80.557

89.067,24

+10,6

3

Nhập khẩu

triệu USD

67.100

74.126,16

+10,5

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2. Tình hình đăng ký đầu tư

4 tháng đầu năm, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 9,274 tỷ USD, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cụ thể:

Vốn đăng ký mới: Có 966 dự án mới được cấp GCNĐKĐT (tăng 28,8% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt hơn 7,1 tỷ USD (tăng 73,2% so với cùng kỳ).

Vốn điều chỉnh: Có 345 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (giảm 10,6% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt hơn 1,2 tỷ USD (giảm 25,6% so với cùng kỳ).

Góp vốn, mua cổ phần: Có 902 lượt dự án GVMCP của nhà ĐTNN (giảm 13,6% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt gần 0,929 tỷ USD (giảm 70,1% so với cùng kỳ).

Bảng 3. Vốn đăng ký và số dự án đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2024

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

4 tháng đầu năm 2023

4 tháng đầu năm 2024

Tăng, giảm so cùng kỳ (%)

1

Vốn đăng ký

Tỷ USD

8,878

9,274

4,5

1.1

Đăng ký cấp mới

Tỷ USD

4,105

7,110

+73,2

1.2

Đăng ký tăng thêm

Tỷ USD

1,659

1,234

-25,6

1.3

Góp vốn, mua cổ phần

Tỷ USD

3,113

0,929

-70,1

2

Số dự án

 

 

 

 

2.1

Cấp mới

dự án

750

966

+28,8

2.2

Tăng vốn

lượt dự án

386

345

-10,6

2.3

Góp vốn, mua cổ phần

lượt dự án

1044

902

-15,6

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

3. Về lĩnh vực đầu tư

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dânTrong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 6,15 tỷ USD, chiếm gần 66,4% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 19,8% so với cùng kỳ. Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với tổng vốn đầu tư hơn 1,73 tỷ USD, chiếm gần 18,7% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 78,2% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ; vận tải kho bãi với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt hơn 451,4 triệu USD và gần 383,2 triệu USD. Còn lại là các ngành khác.

Xét về số lượng dự án, công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 37,2%) và điều chỉnh vốn (chiếm 60,3%). Ngành bán buôn, bán lẻ dẫn đầu về số lượt giao dịch GVMCP cao nhất (chiếm 44,2%).

Bảng 4. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài 4 tháng đầu năm 2024 theo ngành

TT

Ngành

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượt dự án điều chỉnh

Vốn đăng ký điều chỉnh
(triệu USD)

Số lượt góp vốn mua cổ phần

Giá trị góp vốn, mua cổ phần
(triệu USD)

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

1

Công nghiệp chế biến, chế tạo

359

4994,015

208

1036,681

118

122,884

6153,58

2

Hoạt động kinh doanh bất động sản

25

1596,65

12

82,436

14

52,808

1731,895

3

Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

326

279,809

48

38,05

399

133,553

451,413

4

Vận tải kho bãi

21

121,912

2

-15,918

37

277,2

383,194

5

Hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ

96

35,445

23

21,031

139

228,715

285,191

6

Nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản

3

17,83

3

33,995

6

2,31

54,129

7

Thông tin và truyền thông

58

7,772

17

26,599

73

17,684

52,055

8

Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ

21

 

14,004

7

 

1,092

20

32,205

47,3

9

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

16

 

14,48

9

9,651

44

11,861

35,993

10

Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm

3

1,987

1

0,06

7

31,958

34,005

11

Giáo dục và đào tạo

17

16,957

 

2

2,78

10

1,173

 

20,909

12

Xây dựng

17

7,754

9

-5,83

23

11,733

13,66

13

Cấp nước và xử lý chất thải

1

0,025

1

1,243

1

2,5

 

3,767

 

14

Hoạt động dịch vụ khác

0

0

1

2

6

0,535

2,535

15

Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội

0

0

2

0,759

3

0,963

1,722

16

Nghệ thuật, vui chơi và giải trí

2

1,577

0

0

0

0

1,577

17

Sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa

1

0,001

0

0

2

1,484

1,484

Tổng số

 

966

7.110,214

345

1.234,6

902

929,56

9.274,41

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

4. Về đối tác đầu tư

Đã có 75 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 04 tháng đầu năm 2024. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 2,93 tỷ USD, chiếm 31,5% tổng vốn đầu tư, tăng 33,3% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông đứng thứ hai với hơn 1,18 tỷ USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 28,8%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 22,9%) và GVMCP (chiếm 27,2%).

Bảng 5. 10 quốc gia có vốn đăng ký ĐTNN lớn nhất tại Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

TT

Đối tác

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượt dự án điều chỉnh

Vốn đăng ký điều chỉnh
(triệu USD)

Số lượt góp vốn mua cổ phần

Giá trị góp vốn, mua cổ phần
(triệu USD)

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

1

Singapore

138

2590,792

38

57,099

90

278,006

2925,897

2

Hồng Kông

99

898,603

43

260,117

27

24,53

1183,25

3

Nhật Bản

73

814,108

44

62,86

62

80,584

957,552

4

Trung Quốc

278

740,174

50

90,716

122

54,592

885,482

5

Hàn Quốc

118

281,295

79

262,064

245

312,518

855,878

6

Thổ Nhĩ Kỳ

2

730,125

1

19

1

0,123

749,248

7

Đài Loan

65

512,265

23

60,011

59

36,538

608,814

8

Samoa

16

153,375

11

171,19

8

4,65

329,215

9

Vương Quốc Anh

14

97,812

2

10,041

19

8,865

116,719

10

Thụy Sỹ

2

0,25

3

104,73

4

0,18

105,15

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

5. Về địa bàn đầu tư

Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 44 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 04 tháng đầu năm 2024Bà Rịa - Vũng Tàu dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 1,52 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng vốn đầu tư cả nước, gấp hơn 12 lần cùng kỳ. Tiếp theo là Hà Nội với gần 1,15 tỷ USD, chiếm 12,4% tổng vốn đầu tư đăng ký và giảm 32,7% so với cùng kỳ năm 2023. Bắc Ninh đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 998,3 triệu USD, chiếm gần 10,8% tổng vốn đầu tư cả nước. Tiếp theo lần lượt là Quảng Ninh, Thái Nguyên, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai,…

Nếu xét về số dự án, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước cả về số dự án mới (chiếm 37%), điều chỉnh vốn (chiếm 18,3%) và GVMCP (chiếm 72,3%).

Bảng 6. 10 địa phương thu hút vốn ĐTNN lớn nhất Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024

TT

Địa phương

Số dự án cấp mới

Vốn đăng ký cấp mới (triệu USD)

Số lượt dự án điều chỉnh

Vốn đăng ký điều chỉnh
(triệu USD)

Số lượt góp vốn mua cổ phần

Giá trị góp vốn, mua cổ phần
(triệu USD)

Tổng vốn đăng ký (triệu USD)

1

Bà Rịa – Vũng Tàu

17

1521,096

2

-9,557

4

11,969

1523,507

2

Hà Nội

73

1008,13

47

78,999

66

62,468

1149,597

3

Bắc Ninh

142

595,714

52

369,24

26

33,316

998,27

4

TP. Hồ Chí Minh

357

129,70

63

72,41

652

713,49

915,60

5

Quảng Ninh

15

737,965

2

-4,508

0

0

733,458

6

Đồng Nai

33

383,818

20

149,825

12

12,917

546,56

7

Thái Nguyên

7

470,657

5

11,81

0

0

482,467

8

Hưng Yên

19

434,336

14

-48,001

7

1,308

387,644

9

Bắc Giang

23

133,79

16

140,02

16

25,25

299,06

10

Hải Phòng

37

235,718

13

58,03

14

4,099

297,847

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Thân Thanh Hằng

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT

TIN KHÁC