Năm 2023, mặc dù đối diện với nhiều khó khăn, thử thách, song nhờ phát huy lợi thế, kết hợp các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh đã vượt khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt, hoạt động xuất khẩu hàng hóa giữ vai trò quan trọng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.
Theo Sở Công Thương, các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm của tỉnh Sơn La tại thị trường trong nước và quốc tế được đẩy mạnh. Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành Trung ương thường xuyên cập nhật thông tin thị trường và các quy định xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX của tỉnh định hướng sản xuất, tiêu thụ, mở rộng thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm của tỉnh. Sản phẩm của tỉnh đã quảng bá, giới thiệu và xuất khẩu sang thị trường 21 nước và vùng lãnh thổ. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu năm 2023 đạt 186,6 triệu USD, tăng 6,9%, trong đó giá trị nông sản tham gia xuất khẩu đạt 177,6 triệu USD, tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước; các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu gồm: Cà phê, chè, tinh bột sắn và các sản phẩm từ sắn khác, long nhãn, chuối, xoài, chanh leo…
Xuất khẩu sản phẩm hàng hóa tỉnh Sơn La năm 2023
TT
|
Sản phẩm
|
Số lượng (Tấn)
|
Giá trị
( Nghìn USD)
|
|
Tổng cộng
|
|
186.636,83
|
A
|
Mặt hàng nông sản
|
|
177.693,77
|
I
|
Sản phẩm trái cây
|
24.793
|
32.768,07
|
1
|
Sản phẩm xoài
|
12.584
|
5.187,76
|
2
|
Sản phẩm nhãn
|
5.250
|
24.594,72
|
3
|
Sản phẩm Chanh leo
|
1.436
|
788,03
|
II
|
Nông sản chế biến và nông sản khác
|
|
144.925,70
|
B
|
Mặt hàng khác
|
98.200
|
8.934,06
|
1
|
Xi măng và clanke
|
98.200
|
7.673,06
|
2
|
Sản phẩm dệt may
|
|
450
|
3
|
Sản phẩm từ thép
|
|
220
|
4
|
Sản phẩm khác
|
|
600
|
( Nguồn: Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)
Bước sang năm 2024, tỉnh Sơn La tiếp tục khai thác, phát huy tiềm năng, nâng cao giá trị gia tăng, thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, mở rộng năng lực sản xuất nhất là các sản phẩm công nghiệp chế biến sâu, gắn với xây dựng thương hiệu tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu. Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, ứng dụng công nghệ số vào hoạt động xúc tiến thương mại. Tiếp tục tập trung thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến, bảo quản các sản phẩm chất lượng cao đủ điều kiện xuất khẩu vào các thị trường khó tính.
Để tiếp tục hỗ trợ hoạt động xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, mới đây, ngày 15/01/2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã ban hành Kế hoạch số 07/KH-UBND về xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2024.
Với mục tiêu phát triển xuất khẩu hàng hóa bền vững, gắn với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, phát triển nền sản xuất xanh sạch, bền vững, tuần hoàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng và phát triển thương hiệu hàng hóa của tỉnh Sơn La; Phát triển xuất khẩu gắn với quy hoạch, kế hoạch phát triển của tỉnh Sơn La nhằm phát huy lợi thế cạnh tranh, khai thác hiệu quả cơ hội và hạn chế tác động của các thách thức trong thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia sâu vào chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị toàn cầu; Chuyển dịch dần sang xuất khẩu trực tiếp, qua hợp đồng thương mại quốc tế; Đẩy mạnh hàng hóa tham gia xuất khẩu góp phần phát triển sản xuất xanh, nâng cao chất lượng sản phẩm. Từ đó, tác động tích cực đến hoạt động chế biến, tiêu thụ hàng hóa có lợi thế của tỉnh tại thị trường trong nước và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sơn La nhanh và bền vững
Năm 2024, tỉnh Sơn La phấn đấu giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu của tỉnh đạt 196,1 triệu USD, tăng 5,07% so với năm 2023 (Trong đó, sản phẩm nông sản, thực phẩm tham gia xuất khẩu đạt 186,8 triệu USD, tăng 5,12% so với năm 2023) góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới.
Về chỉ tiêu xuất khẩu sản phẩm nông sản, thực phẩm
- Sản phẩm trái cây: Giá trị sản phẩm trái cây tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 34,22 triệu USD (tăng 4,43% so với năm 2023). Một số sản phẩm trái cây chủ yếu:
+ Sản phẩm Xoài tham gia xuất khẩu đạt 12.900 tấn (gồm 6.400 tấn quả tươi; 5.500 tấn xoài quả tươi đưa vào sơ chế, chế biến xuất khẩu tại các nhà máy trong và ngoài tỉnh; 1.000 tấn sản phẩm xoài IQF, nước ép xoài cô đặc tại Nhà máy chế biến hoa quả của công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao). Giá trị sản phẩm xoài tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 5,6 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....
+ Sản phẩm Nhãn tham gia xuất khẩu đạt 5.500 tấn sản phẩm (gồm 1.000 tấn nhãn quả tươi, 4.500 tấn long nhãn). Giá trị sản phẩm nhãn tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 24,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc...
+ Sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu đạt 1.700 tấn. Giá trị sản phẩm Chanh leo tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 0,9 triệu USD. Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc, các nước EU (Pháp, Thụy Sỹ...).
+ Sản phẩm Chuối tham gia xuất khẩu đạt 6.000 tấn. Giá trị sản phẩm chuối tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 triệu USD; Thị trường tham gia xuất khẩu: Trung Quốc;
- Nông sản chế biến và nông sản khác: Giá trị nông sản chế biến và nông sản khác tham gia xuất khẩu phấn đấu đạt 152,58 triệu USD (tăng 5,28% so với năm 2023). Một số mặt hàng chủ yếu:
+ Sản phẩm Chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 10.500 tấn; giá trị sản phẩm chè tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 21,8 triệu USD; Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Đài Loan, Pakistan, Afghanistan, Nhật Bản...
+ Sản phẩm Cà phê tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 32.000 tấn; giá trị sản phẩm cà phê tham gia xuất khẩu đạt trên 89,3 triệu USD; Thị trường EU, Bắc Mỹ, Hoa Kỳ, các nước Trung Đông và ASEAN.
+ Sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt khoảng 100.000 tấn (gồm 60.000 tấn tinh bột sắn; 40.000 tấn các sản phẩm từ sắn như sắn lát khô…); giá trị sản phẩm sắn tham gia xuất khẩu đạt 38,2 triệu USD. Thị trường: Trung Quốc.
+ Các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu dự kiến đạt 2.600 tấn; giá trị các sản phẩm nông sản chế biến khác (dứa, ngô ngọt, rau chân vịt…) tham gia xuất khẩu đạt 2,58 triệu USD. Đơn vị chế biến: Công ty CP thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao tại Ninh Bình và chi nhánh tại tỉnh Sơn La. Thị trường xuất khẩu: Trung Quốc, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Mông Cổ....
Về chỉ tiêu xuất khẩu sản phẩm khác
Tổng giá trị các sản phẩm khác của tỉnh tham gia xuất khẩu năm 2024 dự kiến đạt 9,3 triệu USD. Các mặt hàng tham gia xuất khẩu chủ yếu gồm xi măng, sản phẩm dệt may và các sản phẩm khác.
Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm hàng hóa năm 2024
TT
|
Sản phẩm
|
Số lượng (Tấn)
|
Giá trị
( Nghìn USD)
|
KH năm 2024 so với TH năm 2023(%)
|
|
Tổng cộng
|
|
196.100
|
105,07
|
A
|
Mặt hàng nông sản
|
|
186.800
|
105,12
|
I
|
Sản phẩm trái cây
|
26.950
|
34.220
|
104,43
|
1
|
Sản phẩm xoài
|
12.900
|
5.600
|
107,95
|
2
|
Sản phẩm nhãn
|
5.500
|
24.900
|
101,24
|
3
|
Sản phẩm Chanh leo
|
1.700
|
900
|
114,21
|
II
|
Nông sản chế biến và nông sản khác
|
|
152.580
|
105,28
|
B
|
Mặt hàng khác
|
|
9.300
|
103,99
|
1
|
Xi măng và clanke
|
106.000
|
7.800
|
101,65
|
2
|
Sản phẩm dệt may
|
|
500
|
111,11
|
3
|
Sản phẩm từ thép
|
|
250
|
113,64
|
4
|
Sản phẩm khác
|
|
750
|
125,00
|
( Nguồn: Kế hoạch số 07/KH-UBND ngày 15/01/2024 của UBND tỉnh Sơn La)
Tổ chức thực hiện Kế hoạch này, UBND tỉnh Sơn La giao cho các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố phối hợp thực hiện. Trong đó, Sở Công Thương có trách nhiệm:
* Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố:
- Là cơ quan đầu mối chủ trì tổ chức thực hiện, theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành, đơn vị, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu, nội dung và tiến độ Kế hoạch đề ra.
- Tham mưu phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến nông lâm thủy sản; khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến sâu, chế biến tinh; chế biến công nghệ cao. Chú trọng phát triển công nghiệp phụ trợ và dịch vụ hỗ trợ để nâng cao giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh tiếp tục thu hút, khuyến khích, hỗ trợ các nhà đầu tư, các tập đoàn lớn đến đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, nhà máy chế biến nông sản gắn với vùng nguyên liệu nông nghiệp...
- Thực hiện có hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm trong triển khai Kế hoạch Xúc tiến thương mại và phát triển thương mại điện tử tỉnh Sơn La năm 2024, tập trung vào các sản phẩm nông sản, thực phẩm; nghiên cứu việc triển khai thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại tại nước ngoài, khuyến khích doanh nghiệp, HTX của tỉnh tham gia các hoạt động thương mại điện tử quốc tế.
- Nghiên cứu các mô hình, chương trình đấu giá vùng nguyên liệu xuất khẩu nông sản, chợ đấu giá nông sản... đã áp dụng thành công tại một số quốc gia trên thế giới hoặc tại các tỉnh/thành phố trong cả nước để tham mưu với UBND tỉnh áp dụng trên địa bàn tỉnh.
* Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Thu hút đầu tư, phát triển các dịch vụ logistics gắn với vùng sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; vùng nguyên liệu gắn với nhà máy chế biến nông sản.
- Xây dựng Sổ tay hướng dẫn diện tích sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP..., diện tích được cấp mã vùng trồng. Trong đó, bổ sung, cập nhật thông tin về các quy định của một số nước nhập khẩu đối với sản phẩm nông nghiệp, tập trung vào sản phẩm trái cây./.
Từ Quỳnh Châu
Phòng Thông tin và Xúc tiến thương mại - VOIT