Sáng ngày 20/11/2024, tại Hội trường tầng 2, trụ sở của Viện số 17 Yết Kiêu, Phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Quan điểm, mục tiêu định hướng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp mới vùng đồng bằng Sông Hồng”. Hội thảo thuộc nhiệm vụ “Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển các ngành công nghiệp mới như: sản xuất chíp, bán dẫn, sản xuất rô-bốt, công nghiệp môi trường, công nghiệp năng lượng tái tạo, vật liệu mới... cho vùng đồng bằng sông Hồng” do ThS. Đỗ Văn Long - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo làm chủ nhiệm.
Hội thảo do TS. Phạm Ngọc Hải - Chuyên gia Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương chủ trì. Tham dự Hội thảo còn có các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo các Phòng, Ban của Viện và các đại biểu quan tâm đến dự.
TS. Phạm Ngọc Hải chủ trì Hội thảo
Mở đầu buổi Hội thảo, ThS. Đỗ Văn Long - Trưởng phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo đã trình bày tóm tắt Báo cáo các nội dung đã thực hiện của nhiệm vụ.
Tiếp theo là phần trình bày bài tham luận “Nhận diện quan điểm, và mục tiêu phát triển KT-XH đối với phát triển các ngành công nghiệp mới Vùng đồng bằng sông Hồng”của KS.Trần Ngọc Luân - Phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo và bài tham luận “Chính sách đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển các ngành công nghiệp mới Vùng đồng bằng sông Hồng” do TS. Đặng Công Hiến - Phòng Quản lý khoa học và Đào tạo trình bày.
Các tham luận khác được trình bày tại hội thảo bao gồm: “Cơ chế chính sách phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế của Vùng đồng bằng sông Hồng” của ThS. Nguyễn Đức Tùng - Phòng Nghiên cứu công nghiệp và năng lượng; “Định hướng phát triển ngành công nghiệp mới và các nhiệm vụ trọng tâm Vùng đồng bằng sông Hồng” của KS.Nguyễn Đức Bảo - Phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo; “Định hướng phát triển các ngành công nghiệp mới nổi Vùng đồng bằng sông Hồng” của CN.Trần Tuấn Linh - Phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo; “Một số giải pháp chủ yếu cho ngành công nghiệp mới vùng đồng bằng sông Hồng” do ThS. Bùi Thị Phương Lý - Phòng Nghiên cứu kinh tế số và đổi mới sáng tạo.
Sau khi nghe trình bày về nội dung, các chuyên gia, các nhà khoa học tham dự đã có những ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện nội dung của nhiệm vụ. Các nhà khoa học đã đánh giá nhiệm vụ là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc, đầy đủ các nội dung cần nghiên cứu, có ý nghĩa trên cả mặt lý luận và thực tiễn. Nhiệm vụ đã đạt được mục tiêu đề ra, tuy nhiên cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện để đưa ra nghiệm thu chính thức.
Phát biểu bế mạc hội thảo, TS. Phạm Ngọc Hải đã trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia và các đại biểu đến tham dự hội thảo và đóng góp những ý kiến thiết thực, có giá trị giúp nhiệm vụ tiếp tục hoàn thiện các nội dung nghiên cứu./.
Một số hình ảnh của Hội thảo:
Ngô Mai Hương
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT