2. Chiến lược đa dạng sinh học đến năm 2030 của EU
Một số nét tổng quan
Đa dạng sinh học là bao gồm nhiều dạng và cá thể của các loài cùng với những biến dị di truyền của thế giới sinh vật, cũng như nhiều dạng của các cấp độ tổ chức sinh giới nhất là dưới dạng hệ sinh thái ở mọi môi trường trái đất, khái niệm này cũng bao gồm cả những mức độ biến đổi trong thế giới tự nhiên mà đơn vị cấu thành là những sinh vật.
Trong đó các giá trị lợi ích của đa dạng sinh học bao gồm sự đa dạng và tính khác biệt của những loài sinh vật sống bao gồm cả những phức hệ sinh thái được tồn tại trong đó. Ngoài ra tính đa dạng của sinh học cũng được quy ước ở một số lượng xác định với nhiều đối tượng khác nhau, tính giá trị cũng được thể hiện ở tần số xác định của chúng, và đươc biểu trưng bằng nhiều cấp độ khác nhau chính và chúng có những chuyển biến từ phức tạp đến các cấu trúc hóa học là cơ sở phân tử của thế giới di truyền.
Tìm hiểu về khái niệm đa dạng sinh học là gì chúng ta có thể tìm hiểu thêm về thực trạng chung trên thế giới hiện nay, trong đó có 3 thực trạng cũng là 3 mối lo chính được xác định tính tới thời điểm hiện tại trước nguy cơ về đa dạng sinh học đang bị giảm dưới mức an toàn.
Các chủng loại và habitat của chủng loại sẽ biến mất
Song song với đó về tình hình mất đa dạng sinh học trên thế giới chính là sự biến mất của khoảng 45% chủng loại cũng như habitat của những chủng loại này từ nay cho đến thời điểm năm 2020 nếu như xu thế về đa dạng sinh học không được đảo ngược lại trong khoảng thời điểm hướng đến tương lai.
Nguy cơ châu lục mất đi từ khoảng 15% động thực vật
Tìm hiểu về những nguyên nhất gây mất đa dạng sinh học thực vật là gì cho đến động vật chính là việc chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mất đi khoảng 15% động thực vật, trong đó các đầm lầy hiện nay đã suy giảm chỉ còn một nửa.
Một số loài chim và động vật có vú giảm đến 50%
Đây thực sự là con số đáng báo động.Một nghiên cứu mới được công bố vào tháng 12/2023 đăng tải trên Nature Communications cảnh báo rằng nông nghiệp mật độ cao và biến đổi khí hậu đang gia tăng sự suy giảm toàn cầu của các loài chim.Số loài chim bị tuyệt chủng ước lên tới 1430, gấp đôi so với suy đoán trước đây.
Sự sống của các loài chim là dấu hiệu sinh thái và khả năng nuôi dưỡng của môi trường với sự sống chung của Trái Đất. Tuyệt chủng là dấu hiệu đáng sợ nhất, nhưng ngày càng thấy dấu hiệu này rõ rệt hơn. Kể từ khi bắt đầu mở rộng không gian sinh sống khắp nơi trên thế giới, con người đã gây ra nạn tuyệt chủng của hơn 1.430 loài chim.Như vậy, số loài đã bị tuyệt chủng chiếm tới 12% tổng số loài chim hiện tồn tại. Nghiên cứu tiết lộ quy mô thực sự kinh hoàng của các làn sóng tuyệt chủng do con người gây ra. Nguyên nhân chính không xa lạ: do phá rừng, săn bắn hàng loạt và sự di cư của các loài xâm lấn, và tác động tổng hợp tiêu cực lên đa dạng sinh học.Khoảng thời gian biến mất của 1.430 loài chim trên khắp thế giới tính từ kỷ Pleistocene muộn (bắt đầu từ cách đây 126.000 năm). Nhưng hầu hết số loài tuyệt chủng này biến mất trong 11.700 năm gần nhất.
Nghiên cứu chỉ ra 3 làn sóng tuyệt chủng do con người gây ra lớn nhất trong lịch sử. Làn sóng tuyệt chủng mạnh nhất đã diễn ra vào thế kỷ 14, và liên quan đến sự xuất hiện đầu tiên của con người trên các hòn đảo trải dọc Thái Bình Dương (bao gồm cả quần đảo Hawaii). Theo nghiên cứu mới, tỷ lệ tuyệt chủng trong giai đoạn này cao hơn gấp 80 lần so với lệ tuyệt chủng tự nhiên. Một làn sóng tuyệt chủng khác đã xảy ra vào thế kỷ 9 trước Công nguyên, do sự xuất hiện của con người ở Tây Thái Bình Dương. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng Thái Bình Dương chiếm 61% tổng số loài chim tuyệt chủng.
Làn sóng tuyệt chủng gần nhất diễn ra kể từ giữa thế kỷ 18. Kể từ đó, ngoài việc rừng bị chặt phá gia tăng và sự lan rộng của các loài xâm lấn, các loài chim đã phải đối mặt với các mối đe dọa do con người gây ra khác như biến đổi khí hậu, nông nghiệp mật độ cao và ô nhiễm. Làn sóng này dự kiến sẽ là lớn nhất, có thể có đến 700 loài chim biến mất trong vòng một vài thế kỷ.
Sự tuyệt chủng các loài chim đã dẫn đến hậu quả nghiêm trọng cho hệ sinh thái và tiến hóa, tới mức không thể vãn hồi.Chim thực hiện các chức năng khác nhau như phân tán hạt cây rừng, thụ phấn hoa, hoặc tái chế chất dinh dưỡng từ xác động vật. Sự biến mất của một loài chim ảnh hưởng đến mỗi hệ sinh thái một cách khác nhau, nhưng kết cục là sự suy giảm sức sống thiên nhiên.
Nguyên nhân
-Sự suy giảm đa dạng di truyền được xem là một trong những nguyên nhân quan trọng cho việc suy giảm đa dạng sinh học trên thế giới, theo thống kế trên toàn thế giới hiện nay có khoảng 492 quần thể khác biệt và loài cây di truyền, sự suy giảm về đa dạng sinh truyền này trên thế giới có thể đẩy đông nghiệp vào tình trạng nguy hiểm, trong đó ở một số nước từ sự mất suy giảm đa dạng di truyền này cũng là nguyên nhân gây nên sâu bệnh ở một số loại cây nông nghiệp và việc bùng nổ bệnh dịch thực vật có thể xảy ra bất kì lúc nào với những loài thực vật có ích cho nông nghiệp.
- Cuộc chiến giữa các loài bản địa và nhập nội: Bên cạnh đó tìm hiểu về nguyên nhân mất đa dạng sinh học là gì trên thế giới chính là việc phổ cập toàn cầu Châu Âu các giống vật nuôi hay cây trồng gia tăng đã khiến cho các dịch bệnh gia tăng và đồng thời làm suy giảm thực vật động vật trên các đảo và thêm mối đe dọa với các loài trên lục địa, bên cạnh đó việc người Châu Âu đặt trên đến các hòn đảo vô hình chung lảm ảnh hưởng đến tính nhạy cảm của các loài động thực vật với minh chứng là các loài chim hay loài bò sát đã biến mất và sự hủy diệt của những loài chim hồng tước biết bay.
- Loài người cũng là nguyên nhân góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài:Trên thực tế con người không hoàn toàn là nguyên nhân chính dẫn đến sự tuyệt chủng của các loài nhưng với hàng nghìn năm qua đã gây ra những biến đổi quan trọng sinh cảnh với nhiều dộng và thực vật bản địa. Hầu hết các chuyên gia đều cho rằng với nguyên nhân từ con người là do sự phá hủy đất để canh tác nông nghiệp cũng như gây xáo trộn trong việc nhập nội các loài đã tính đa dạng đồng thời còn săn bắn và giết thịt, việc loài người định cư cũng là một trong những nguyên nhân chính cho sự tuyệt chủng của những loài động vật và chim đã tồn tại từ nhiều năm trước đây!
- Tốc độ tuyệt chủng hàng loạt giống nòi trong quá khứ: Sự suy giảm đa dạng sinh vật bao gồm thực vật và động vật cũng bao gồm nguyên nhân chủ yếu từ nguồn cơn trong quá khú với tốc độ tuyệt chủng nhanh chóng và hàng loạt theo chu kì lịch sử sự sống trên trái đất.Sự tuyệt chủng hoàng loạt trầm trọng nhất được ước lượng trong khoảng 77 đến 96% đối với số loài xảy ra vào thế kỷ cuối của 250 triệu năm trước đây, và cũng tương tự như vậy, đa dạng sinh vật ở biển cũng đạt đỉnh so với vài triệu năm trước đó.
Trong một nghị quyết được công bố vào ngày 9 tháng 6 năm 2021 về Chiến lược đa dạng sinh học của EU cho năm 2030,Nghị viện đã yêu cầu Ủy ban khẩn trương đưa ra đề xuất về khung pháp lý của EU nhằm đảm bảo rằng các chuỗi giá trị bền vững và các sản phẩm hoặc hàng hóa lưu thông trên thị trường EU không dẫn đến hoặc xuất phát từ nạn phá rừng, suy thoái rừng, làm chuyển đổi hoặc suy thoái hệ sinh thái hay vi phạm nhân quyền.
Mặc dù chưa có gì được truyền đạt công khai, nhưng các công cụ khả thi trong đề xuất có thể bao gồm việc dán nhãn bắt buộc và dán nhãn tự nguyện. Trong tháng 12/2022 EU đã đạt được thoải thuận cấm nhập khẩu các sản phẩm bao gồm cà phê, cacao và đậu nành trong trường hợp chúng được coi là góp phần thúc đẩy nạn phá rừng.
Chiến lược đa dạng sinh học của EU đến năm 2030 là trụ cột chính của Thỏa thuận xanh châu Âu Đây là một kế hoạch dài hạn,có hệ thống và đầy tham vọng để bảo vệ thiên nhiên và đẩy lùi sự suy thoái của các hệ sinh thái.
Liên kết chặt chẽ với sự phát triển của một hệ thống thực phẩm bền vững và công bằng là bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái là lý do tại sao Ủy ban châu Âu cũng đã công bố chiến lược Đa dạng sinh học cho năm 2030. Giống như Chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (Farmto Fork - F2F), chiến lược Đa dạng sinh học tìm cách xây dựng khả năng phục hồi của xã hội trước các mối đe dọa trong tương lai như mất an ninh lương thực, bùng phát dịch bệnh lây lan giữa động vật và con người (còn được gọi là bệnh lây truyền từ động vật sang người), tác động của biến đổi khí hậu và cháy rừng…
Những mục tiêu chủ yếu của chiến lược
Chiến lược đa dạng sinh học nhằm mục đích đưa đa dạng sinh học của châu Âu phục hồi vào năm 2030.Chiến lược đề ra những các thức mới để thực thi luật pháp hiện hành hiệu quả hơn, các cam kết, biện pháp, mục tiêu và cơ chế quản lý mới. Bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
(i).Chuyển đổi ít nhất 30% vùng đất và vùng biển của châu Âu thành các khu bảo tồn được quản lý hiệu quả.Mục tiêu là xây dựng dựa trên các khu vực tự nhiên (Natura) vì lợi ích của con người, khí hậu và hành tinh hiện có, bổ sung các khu vực được bảo vệ cấp quốc gia, đồng thời đảm bảo bảo vệ nghiêm ngặt các khu vực có giá trị t cao về đa dạng sinh học và khí hậu;
(ii).Khôi phục các hệ sinh thái suy thoái trên khắp EU đang ở tình trạng nghèo nàn, cũng như giảm áp lực lên đa dạng sinh học.Chiến lược đề xuất một Kế hoạch phục hồi thiên nhiên sâu rộng của EU bao gồm:Xây dựng đề xuất khung pháp lý mới cho phục hồi thiên nhiên với các mục tiêu ràng buộc để khôi phục các hệ sinh thái bị hư hại, bao gồm cả những hệ sinh thái giàu carbon nhất. Cải thiện tình trạng hoặc xu hướng bảo tồn của ít nhất 30% môi trường sống được bảo vệ của EU và các loài không ở trong tình trạng thuận lợi; Khôi phục dòng chảy tự do của ít nhất 25000 km sông. Ngăn chặn và đảo ngược sự suy giảm của các loài chim và côn trùng trên đất nông nghiệp đặc biệt là các loài thụ phấn; Giảm tổng thể việc sử dụng và rủi ro từ thuốc trừ sâu hóa học và giảm 50% việc sử dụng các loại độc hại/nguy hiểm hơn; Quản lý ít nhất 25% diện tích đất nông nghiệp theo phương thức canh tác hữu cơ và tăng cường đáng kể việc áp dụng các thực hành sinh thái nông nghiệp; Giảm thất thoát chất dinh dưỡng từ phân bón ít nhất 50% và giảm sử dụng phân bón ít nhất 20%; Trồng ít nhất 3 tỷ cây xanh tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc sinh thái và bảo vệ các khu rừng nguyên sinh và rừng già còn lại. Loại bỏ việc đánh bắt nhầm các loài được bảo vệ hoặc giảm xuống mức cho phép phục hồi toàn bộ loài và không đe dọa đến tình trạng bảo tồn của chúng;
(iii).Chiến lược đặt ra một quy trình mới để cải thiện quản trị đa dạng sinh học, đảm bảo các quốc gia thành viên lồng ghép các cam kết của chiến lược vào các chính sách quốc gia.Trung tâm kiến thức đa dạng sinh học và Quan hệ đối tác đa dạng sinh học sẽ hỗ trợ thực hiện tốt hơn nghiên cứu và đổi mới đa dạng sinh học ở châu Âu. Chiến lược tìm cách kích thích các hệ thống thuế và định giá để phản ánh tốt hơn chi phí môi trường thực tế, bao gồm cả chi phí mất đa dạng sinh học và đa dạng sinh học thực sự được tích hợp vào quá trình ra quyết định của công chúng và doanh nghiệp.
3. Kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới của EU (CEAP)
Tổng quan về CEAP
Nền kinh tế tuần hoàn là một mô hình sản xuất và tiêu dùng bao gồm việc chia sẻ, cho thuê, tái sử dụng, sửa chữa, tân trang và tái chế các vật liệu và sản phẩm hiện có càng lâu càng càng tốt. Bằng cách này, vòng đời của sản phẩm được kéo dài, giảm chất thải đến mức tối thiểu.Khi một sản phẩm hết tuổi thọ, vật liệu của nó được giữ lại trong nền kinh tế bất cứ khi nào có thể. Những thứ này có thể được sử dụng nhiều lần một cách hiệu quả, do đó tạo ra giá trị hơn nữa. Điều này khác với mô hình kinh tế tuyến tính hiện tại, trong đó vật liệu được sử dụng làm ra sản phẩm được tiêu thụ và vứt bỏ.
Kế hoạch hành động nền kinh tế tuần hoàn mới của EU (Circular economy action plan - CEAP) mở đường cho một châu Âu sạch hơn và cạnh tranh hơn.
Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn của EU là một tập hợp các sáng kiến có liên quan với nhau nhằm giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên bằng cách chuyển đổi thiết kế, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để không tạo ra chất thải. Những sáng kiến này hướng đến nhiều loại vật liệu và hàng hóa khác nhau như bao bì, công nghệ, phương tiện và dệt may.
Ủy ban châu Âu đã thông qua kế hoạch hành động kinh tế tuần hoàn mới (CEAP) vào tháng 3 năm 2020. Đây là một trong những nền tảng chính của Thỏa thuận Xanh châu Âu, chương trình nghị sự mới của châu Âu về tăng trưởng bền vững. Quá trình chuyển đổi của EU sang nền kinh tế tuần hoàn sẽ giảm áp lực đối với tài nguyên thiên nhiên và sẽ tạo ra tăng trưởng và việc làm bền vững. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để đạt được mục tiêu trung lập về khí hậu của EU vào năm 2050.
Ở EU, kinh tế tuần hoàn được xác định không chỉ là vấn đề chất thải.Vì thế, mặc dù dự kiến thông qua Đề xuất lập pháp về vấn đề chất thải (Legislative Proposal on Waste) vào năm 2014 nhưng Ủy ban châu Âu đã tạm dừng và thay thế bằng Gói đề xuất kinh tế tuần hoàn (Circular Economy package) vào năm 2015 nhằm tiếp cận vấn đề rộng hơn, quan tâm đến toàn bộ các quá trình từ sản xuất và tiêu thụ thị trường nguyên liệu thứ cấp.
Tiếp theo EU đã triển khai Kế hoạch Hành động Kinh tế Tuần hoàn (EU Action Plan for the Circular Economy-CEAP) đôi khi được gọi là 'CEAP mới' và Kế hoạch Thiết kế Sinh thái 2016-2019 (Ecodesign Working Plan 2016-2019).
Các kế hoạch này đã chỉ rõ cần tiếp cận thực hiện kinh tế tuần hoàn theo 4 khâu/giai đoạn của vòng đời sản phẩm gồm:
- Sản xuất (production) trong đó đặc biệt chú ý tới khâu thiết kế;
- Tiêu dùng (consumption);
- Quản lý chất thải (waste management);
- Biến chất thải trở lại thành tài nguyên (secondary rawmaterials);
Nguồn: Tin tức Nghị viện (2021) “Nền kinh tế tuần hoàn: định nghĩa tầm quan trọng và lợi ích”
Đồng thời cũng xác định 6 lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đó là: nhựa, chất thải thực phẩm, các nguyên liệu quan trọng, xây dựng và phá dỡ, nhiên liệu sinh khối và các sản phẩm sinh học.
Riêng đối với rác thải nhựa, ngày 27/3/2019, Nghị viện châu Âu đã nhất trí về các biện pháp đầy tham vọng trong xử lý rác thải biển đến từ 10 sản phẩm nhựa sử dụng một lần thường thấy nhất trên các bãi biển châu Âu, cũng như các loại dụng cụ đánh bắt cá bị vứt bỏ và nhựa dễ phân hủy.
Đến nay EU đã ban hành nhiều văn bản khác nhau về kinh tế tuần hoàn có thể khái quát thành các nhóm chính sách lớn sau:
- Tiếp tục áp dụng các thiết kế tiêu chuẩn và các quy tắc áp dụng kinh tế tuần hoàn ở cấp độ EU như quy định rõ trách nhiệm của các bên liên quan trong chu trình kinh tế tuần hoàn hay thiết lập và phổ biến các tiêu chuẩn kinh tế tuần hoàn của EU về độ bền, khả năng sửa chữa và khả năng tái chế của sản phẩm;
- Mở rộng mua sắm theo kinh tế tuần hoàn của EU và các nước thành viên như: định hướng ưu tiên chọn mua sản phẩm tuần hoàn; quy định tiêu chuẩn mua sắm thông qua các ngưỡng phần trăm nội dung tái chế, khả năng tái sử dụng và hiệu quả sinh thái; hay mở rộng mua sắm công theo kinh tế tuần hoàn để tạo thị trường sản phẩm tuần hoàn;
- Thay đổi thuế đối với các sản phẩm kinh tế tuần hoàn như: giảm VAT cho các sản phẩm kinh tế tuần hoàn và tăng VAT cho các sản phẩm kinh tế tuyến tính, giảm thuế doanh nghiệp cho các công ty tham gia kinh tế tuần hoàn;
- Tự do hóa kinh doanh chất thải như giảm bớt rảo cản pháp lý về buôn bán và sử dụng chất thải ưu tiên “Chất thải được liệt kê xanh”;
- Tạo điều kiện phát triển các nền tảng giao dịch tuần hoàn;
- Hình thành các khu công nghiệp sinh thái;
- Mở chiến dịch quảng bá và tiếp thị nền kinh tế tuần hoàn;
- Thiết lập cơ sở dữ liệu kế toán dòng nguyên vật liệu toàn cầu
- Mục đích của CEAP
- Làm cho các sản phẩm bền vững trở thành tiêu chuẩn ở EU;
- Trao quyền cho người tiêu dùng và người mua công cộng ở EU;
- Tập trung vào các lĩnh vực sử dụng nhiều tài nguyên nhất và có tiềm năng tuần hoàn cao bao gồm bao bì nhựa và dệt may;
- Đảm bảo ít lãng phí;
- Thực hiện công việc tuần hoàn cho mọi ngườikhu vực và thành phố;
- Dẫn đầu các nỗ lực toàn cầu về một nền kinh tế tuần hoàn.
Kế hoạch đầu tiên dẫn đến một số bước quan trọng hướng tới phát triển nền kinh tế sử dụng tài nguyên hiệu quả,bao gồm Chỉ thị về nhựa sử dụng một lần và các yêu cầu Thiết kế Sinh thái bắt buộc đối với các sản phẩm liên quan đến năng lượng như sản phẩm gia dụng, động cơ và nguồn điện.Tuy nhiên nhiều biện pháp được đề xuất trong CEAP đầu tiên vẫn là tự nguyện, với một số biện pháp được đưa vào luật chính thức vào đầu năm 2019.
Trong số các hành động liên quan đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển, nhiều hành động liên quan đến việc rà soát các luật hiện hành, đánh giá tác động của việc chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn và tổ chức tham vấn cộng đồng, Ủy ban cũng đề xuất 3 luật mới vào năm 2021 vẫn cần được xem xét trước khi trở thành luật.
Tóm tắt các hành động liên quan của Ủy ban châu Âu để thực hiện CEAP
Các hành động thực hiện liên quan
|
Thời hạn
|
Các lĩnh vực bị tác động
|
Lồng ghép các mục tiêu kinh tế tuần hoàn trong các hiệp định thương mại tự do, trong các quy trình và thỏa thuận song phương khu vực và đa phương và trong các công cụ tài trợ chính sách đối ngoại của EU
|
2020
|
Tất cả
|
Lồng ghép các mục tiêu của nền kinh tế tuần hoàn trong bối cảnh các quy định về báo cáo phi tài chính và các sáng kiến về quản trị doanh nghiệp bền vững và kế toán môi trường
|
2021
|
Tất cả
|
Đề xuất quy định về chứng minh công bố xanh
Proposal for a regulation on substantiating green claims
|
Quý 2 2021
|
Tất cả
|
Chiến lược của EU về Dệt may
EU Strategy for Textiles
|
Quý 3 2021
|
May mặc, hàng dệt gia dụng
|
Đề xuất một chỉ thị về giảm (vượt quá) bao bì và chất thải bao bì
Proposal for a directive on reducing (over) packaging packaging and packaging packaging waste
|
Quý 4 2021
|
Tất cả
|
Đề xuất một chỉ thị về sáng kiến chính sách sản phẩm bền vững
Proposal for a directive on sustainable product policy initiative
|
|
May mặc, hàng dệt gia dụng
|
Nguồn: Bản tóm tắt của Profundo dựa trên tài liệu tham khảo của Ủy ban
Châu Âu về việc thực hiện CEAP và các thông báo khác của Ủy ban châu Âu
Vũ Huy Hùng
Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT