NGHIÊN CỨU

Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương

Trang chủ >> Nghiên cứu

Kế hoạch phát triển ngành Công thương Bình Phước năm 2022

Năm 2022 tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới nên tiếp tục chịu ảnh hưởng nhiều chiều từ những biến động đó. Đặc biệt do đại dịch Covid-19 diễn biến khó lường cả trong nước và trên thế giới. Mặc dù vậy ngành Công Thương Bình Phước đã đưa ra kế hoạch, mục tiêu phát triển ngành  như sau:

Năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) phấn đấu tăng 15,5%; tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ dịch vụ tiêu dùng dự kiến đạt 56.00 tỉ đồng, tăng 13,5%; kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 3.560 triệu USD, tăng 9,5%; kim ngạch nhập khẩu dự kiến đạt 2.278 triệu USD, tăng 9 %.

Để hoàn thành mục tiêu này, Sở Công Thương xây dựng kế hoạch hành động và triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Bộ Công Thương, UBND tỉnh về thực hiện: Nghị quyết của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2022; Quyết định số 1612/QĐ-BCT ngày 23/6/2021 Bộ Trưởng Bộ Công Thương về chương trình hành động của ngành Công Thương thực hiện Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; thực hiện: Đề án phát triển hệ thống cung cấp hàng hóa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; Đề án phát triển thương mại biên giới tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, triển lãm quốc tế để mở rộng; chống gian lận thương mại và bình ổn giá; Đề án phát triển công nghiệp nông thôn đến năm 2025; Đề án đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm gỗ, điều và chăn nuôi hướng tới xuất khẩu đến năm 2025; Đề án “Phát triển mạng lưới truyền tải điện vào các nhà máy, khu, cụm công nghiệp, phục vụ cung ứng điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân”; Cụ thể hóa các nội dung của các hợp phần công nghiệp, năng lượng, thương mại tích hợp vào quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Về phát triển công nghiệp:

Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo tháo gỡ khó khăn bằng các cơ chế, chính sách của tỉnh để phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp; Thực hiện có hiệu quả chính sách khuyến khích, ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh và chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong việc xây dựng các chương trình hành động, chiến lược phát triển công nghiệp, thương mại của tỉnh; Thực hiện tốt cơ chế phối hợp, trao đổi, cung cấp thông tin giữa Bộ Công Thương với địa phương về tình hình phát triển kinh tế của tỉnh; tiếp tục: Thực hiện Nghị định 68/NĐ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do dịch Covid -19, trong đó nhiều chính sách trực tiếp hỗ trợ cho doanh nghiệp; Kế hoạch số 154-KH/TU ngày 25/2/2019 của Tỉnh ủy Bình Phước về xây dựng chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực Công nghiệp giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh; Các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh; Giải quyết các thủ tục cấp giấy phép, Giấy chứng nhận; tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, tập trung triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời, hiệu quả nhằm giảm thiểu những thiệt hại từ doanh nghiệp trong sản xuất và kinh doanh; quản lý có hiệu quả và đổi mới phương pháp kiểm tra, giám sát các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản; an toàn vật liệu nổ công nghiệp, an toàn trong sử dụng hóa chất và môi trường công nghiệp; chất lượng công trình điện; an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý của Ngành.

Về phát triển thương mại:

Về thương mại nội địa: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả các mặt hàng thiết yếu để có biện pháp điều tiết kịp thời, đảm bảo phân phối hàng hóa hợp lý trên địa bàn; tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra việc chấp hành các cơ chế, chính sách khuyến khích mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển các tổ chức liên kết lưu thông hàng hóa, hình thành các kênh lưu thông hàng hóa ổn định từ sản xuất đến tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển mạng lưới chợ, chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo hướng văn minh, hiện đại.

Về xúc tiến thương mại và thương mại điện tử: Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại (XTTM) để hỗ trợ các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp mới, vừa và nhỏ; đẩy mạnh ứng dụng XTTM trên môi trường mạng; xây dựng nhận thức cho doanh nghiệp về tầm quan trọng của thương hiệu, nhãn hiệu, quyền sở hữu công nghiệp… nhằm nâng cao chất lượng hàng hóa, tính cạnh tranh và yêu cầu hội nhập quốc tế của doanh nghiệp; xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2022; tuyên truyền, phổ biến kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm nâng cao trình độ tham gia và khai thác các ứng dụng thương mại điện tử, đồng thời, tăng cường khả năng nhận biết và ứng phó của người tiêu dùng với những hành vi tiêu cực trong thương mại điện tử; tổ chức tập huấn ngắn hạn cho doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh về thương mại điện tử theo các chủ đề chuyên sâu, phù hợp với điều kiện và lĩnh vực kinh doanh hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng website thương mại điện tử và áp dụng các giải pháp công nghệ số để truy suất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, xây dựng thương hiệu trực tuyến và tiếp thị sản phẩm trên môi trường điện tử; hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có sản phẩm chất lượng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng xây dựng trang bán hàng trên một số sàn thương mại điện tử uy tín trong nước và thế giới.

Về thương mại biên giới, xuất nhập khẩu: Xây dựng cơ chế phối hợp, tổ chức hoạt động của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu, quy định thủ tục hành chính thống nhất tại cửa khẩu, trong đó có người đứng đầu mỗi cửa khẩu chịu trách nhiệm giải quyết những vướng mắc phát sinh và điều phối thực hiện các nhiệm vụ được giao trong quản lý thương mại biên giới; thực hiện xã hội hóa, tăng cường xúc tiến kêu gọi đầu tư trong xây dựng cơ sở hạ tầng tại cửa khẩu; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư các loại hình dịch vụ tại cửa khẩu, tập trung vào kho bãi, dịch vụ logisitics, tài chính,… theo quy hoạch phân khu chức năng các cửa khẩu; đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, coi xuất khẩu là động lực để thúc đẩy phát triển sản xuất nhằm gia tăng các hoạt động biên mậu. Tập trung xuất khẩu các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu nông sản của tỉnh, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; tổ chức tuyên truyền, cập nhật các chính sách về thương mại, xuất nhập khẩu, đầu tư, kết quả hoạt động của các khu, cụm công nghiệp, Khu kinh tế cửa khẩu lên cổng thông tin các sở ngành, địa phương phục vụ các nhà đầu tư, đơn vị, tổ chức có nhu cầu nắm bắt thông tin, tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ: Hạ tầng điện, tham mưu UBND tỉnh ban hành và triển khai thực hiện: Kế hoạch và Phương án cung ứng điện; Phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp đập, hồ chứa thủy điện hàng năm; Quy trình vận hành hồ chứa thủy điện; triển khai Kế hoạch thực hiện Chương trình số 05-CTr/TU ngày 18/12/2020 của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch chuyển đổi số trong lĩnh vực năng lượng đối với công tác an toàn đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh đến năm 2025; Kế hoạch triển khai Quy hoạch điện VIII; Kế hoạch triển khai Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2021-2030, có xét tới năm 2050; Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo đến năm 2025; xây dựng các giải pháp cấp điện một cách khả thi và nhanh nhất, phù hợp với tình hình thực tế khi phát sinh các trạm kiểm dịch mới; tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đầu tư các dự án cấp điện đã được phê duyệt; tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện đối với các dự án hệ thống lưới điện 500kV, 220kV, 110kV, dưới 35kV; các dự án nguồn năng lượng sơ cấp (thủy điện, điện mặt trời, điện sinh khối,…) trên địa bàn tỉnh; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hỗ trợ phát triển điện mặt trời áp mái.

Cụm công nghiệp: Tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật 05 CCN/40 CCN đã được quy hoạch; giám sát tiến độ đầu tư 07 CCN đã được thành lập; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư hạ tầng kỹ thuật thu hút các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp vào sản xuất, kinh doanh trong CCN; hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho 05 CCN theo Nghị quyết số 09/2020/NQ- HĐND ngày 13/7/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025.

Hạ tầng thương mại: Xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại, xây dựng các hạng mục công trình thương mại như: Chợ đầu mối,Trung tâm thương mại, siêu thị, chợ biên giới, cửa khẩu, chợ vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào nhằm phát triển thương mại biên giới, nông thôn; tiếp tục mở rộng chuỗi các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini…; phối hợp triển khai quy hoạch đã được phê duyệt tại các cửa khẩu Hoàng Diệu, Lộc Thịnh và Tân Tiến từ đó kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế biến nông sản, kho, bãi tập kết hàng hóa, trung tâm logistics,… tại các cửa khẩu; khu, cụm công nghiệp trên địa bàn Tỉnh; Xây dựng nhà làm việc của các lực lượng chức năng tại cửa khẩu.

Cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp: Xây dựng Kế hoạch thực hiện các đề án khuyến công, tiết kiệm năng lượng, xúc tiến thương mại năm 2022 đề nghị các cấp có thẩm quyền phê duyệt; tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công nghiệp, thương mại trên địa bàn tỉnh; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm; Hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động sản xuất kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường; vận hành và phát triển Sàn giao dịch nông sản tỉnh Bình Phước, hỗ trợ các các doanh nghiệp, hợp tác xã giới thiệu, quảng bá sản phẩm và mua bán hàng hóa trên môi trường điện tử; thường xuyên cung cấp thông tin dự báo thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm; kịp thời cảnh báo các rào cản, vấn đề phát sinh có thể gặp đối với hàng hóa xuất khẩu cho các doanh nghiệp.

Về hoạt động liên kết ngành, liên kết vùng:Tiếp tục phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện có hiệu quả mô hình chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm theo Nghị quyết số 07/2019/NQ-HĐND ngày 05/7/2019 của HĐND Tỉnh quy định về chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Bình Phước; đổi mới phương thức hợp tác thương mại, liên kết phát triển và các hoạt động kết nối cung cầu hàng hóa với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam theo hướng bền vững.

Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, sự giám sát của Hội đồng Nhân dân tỉnh; sự phối hợp của các cấp, các ngành và các doanh nghiệp. Tỉnh Bình Phước nhất định hoàn thành tốt kế hoạch, mục tiêu đã đề ra.

Trần Thị Thúy Hằng

Phòng Thông tin, Thư viện và Xúc tiến Thương mại – VIOIT

BÀI VIẾT KHÁC