BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH CÔNG THƯƠNG

Hội thảo “ Khảo sát, đánh giá và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp; Đề xuất chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp”

08/12/2023

Sáng ngày 6/11/2023, tại khách sạn Công đoàn - số 14 Trần Bình Trọng, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương tổ chức hội thảo khoa học “Khảo sát, đánh giá và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp; Đề xuất chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp”. Đây là một trong nhưng nhiệm vụ thuộc “Chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dung bền vững giai đoạn 2021-2030”.

Hội thảo được chủ trì bởi TS. Vũ Quang Hùng – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương.

Khách mời tham dự hội thảo có: TS. Nguyễn Thị Xuân Thắng – Chuyên gia độc lập; Bà Nguyễn Thị Phú – Cục Công Thương địa phương; Ông Vũ Năng Nam – Công ty TNHH trung tâm sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC); Cùng với đại diện các doanh nghiệp và các diễn giả đến từ các Viện nghiên cứu, các trường Đại học.

Phát biểu khai mạc hội thảo, TS. Vũ Quang Hùng – Phó Viện trưởng, Viện nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương chia sẻ: Kinh tế tuần hoàn trong Khu công nghiệp là một trong những trụ cột quan trọng đã, đang và sẽ được xác định trong các chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của các tỉnh/thành trong cả nước nhằm hướng tới chiến lược tăng trưởng xanh để dạt được mục tiêu phát thải carbon bằng “0” vào năm 2050; Hoạt động triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp tại Việt Nam là bước đi quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững rất cần (phải có) cơ chế, chính sách đặc thù và một kế hoạch hành động quốc gia tổng thể có lộ trình phù hợp đối với  khu công nghiệp thành lập mới cũng như chuyển đổi khu công nghiệp hiện có thành khu công nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn.

Vì vây, hội thảo “Khảo sát, đánh giá và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp; Đề xuất chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp” sẽ giúp cho các nhà hoạch định chính sách có được bức tranh tổng thể về mô hình kinh kinh tế tuần hoàn trong khu công nghiệp và tầm quan trọng của mô hình kinh kinh tế tuần hoàn. Đồng thời đưa ra các đề xuất, kiến nghị chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp.

Hội thảo nhận được rất nhiều các bài viết chuyên sâu, nghiên cứu về mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp. Trong đó, hội thảo đã tổng hợp và đưa vào 4 bài tham luận để trình bày tại hội thảo gồm:

  1. Tham luận “Khảo sát, đánh giá và xây dựng kinh tế tuần hoàn khu công nghiệp” của ThS. Phạm Hồng Hiệp – Trưởng phòng Phòng Môi trường và phát triển bền vững;
  2. Tham luận “Kinh nghiệm quốc tế về kinh tế tuần hoàn và bài học cho Việt Nam” – của ThS. Trần Gia Hiển – Chuyên viên, phòng Môi trường và phát triển bền vững;
  3. Tham luận “Cơ chế, chính sách năng lượng trong khu công nghiệp” của TS. Nguyễn Thị Xuân Thắng – Chuyên gia độc lập;
  4. Tham luận “Hiện trạng và tiềm năng công sinh công nghiệp trong khu công nghiệp” – của ông Vũ Năng Nam - Công ty TNHH trung tâm sản xuất Sạch hơn Việt Nam (VNCPC);

Qua các bài tham luận, có thể thấy rằng, xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp đã và đang trở thành trào lưu, xu thế toàn cầu, có ý nghĩa đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Với trách nhiệm quốc tế, Việt Nam đang khẩn trương chuyển đổi, thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn và xây dựng các chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp.

Hoạt động triển khai mô hình KTTH trong các khu công nghiệp tại Việt Nam là bước quan trọng hướng tới sự phát triển bền vững, bước đầu đã đạt được bước tiến bộ đáng kể như mô hình sản xuất sạch hơn và mạng lưới công nghiệp sinh thái;

Sự chủ động trong quản lý và tái tạo tài nguyên được xem là chìa khóa quan trọng để tạo nên một môi trường sản xuất khu công nghiệp thân thiên với môi trường và có thể giúp nâng cao cạnh tranh toàn cầu của Việt Nam.

Quá trình triển khai mô hình KTTH trong các khu công nghiệp tại Việt Nam là một cuộc cách mạng, muốn thành công cần phải tư duy và hành động đột phá, mạnh dạn ứng dụng công nghệ mới xanh hơn, áp dung các mô hình công sinh công nghiệp trong khu công nghiệp trở nên hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên và thông minh hơn.

Sau khi nghe các bài tham luận với các chủ đề rất ý nghĩa, hội thảo đã chuyển qua phiên thảo luận. Xoay quanh các chủ đề trên, các diễn ra đã tập trung trao đổi về phương pháp và các cách thức xây dựng các tiêu chí trong việc áp dụng mô hình KTTH đối với chủ dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN. buổi Hội thảo đã nhận được rất nhiều ý kiến trao đổi, đóng góp và chia sẻ từ các chuyên gia, các nhà khoa học trong và ngoài Viện.

Hội thảo cũng đã nhấn mạnh đến vai trò và tầm quan trọng của mô hình KTTH trong các khu công nghiệp trung và dài hạn, đây sẽ là mô hình cho hoạt động tiết kiệm năng lượng và chia sẻ tài nguyên trong các KCN. Xây dựng và đẩy mạnh hệ thống hỗ trợ cho quá trình chuyển đổi sang mô hình KTTH các ngành kinh tế ở Việt Nam.

Phát biểu bế mạc Hội thảo, Phó Viện trưởng TS. Vũ Quang Hùng trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, các chuyên gia và tất cả quý vị đại biểu đã đến dự và đóng góp ý kiến. Những ý kiến đóng góp sẽ là cơ sở giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến phát triển các mô hình KTTH trong các khu công nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn tới.

Hội thảo "Khảo sát, đánh giá và xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn trong một số khu công nghiệp; Đề xuất chính sách thúc đẩy áp dụng kinh tế tuần hoàn trong các khu công nghiệp” đã kết thúc thành công tốt đẹp trong buổi chiều cùng ngày.

Một số hình ảnh của buổi Hội thảo:

Lê Anh Tú

Phòng Thông tin và xúc tiến thương mại - VIOIT